Đối với những anh chị em chơi lâu năm thì khỏi cần nói, vì mọi người đều có thiên hướng chơi theo sở thích của mình. Thời gian lâu dần, anh chị em sẽ tự nhận thấy loại cá nào phù hợp và chọn lựa theo tiêu chí của mình.
Trong bài viết này mình vẫn muốn gợi ý một vài loại cá cảnh thủy sinh được yêu thích và chơi phổ biến nhất. Các loại cá này khá dễ nuôi và có thể nuôi chung với nhau mà không gặp vấn đề gì.
23 loại cá cảnh thủy sinh có thể nuôi chung trong hồ thủy sinh
1. Cá cảnh thủy sinh Tên Lửa
Cá cảnh thủy sinh Tên Lửa có những đặc điểm sau:
- Tên khoa học: Barbus denisonii.
- Là giống cá cảnh thủy sinh có màu sắc rực rỡ, khi bơi lượn như một quả tên lửa phóng thẳng trông rất đẹp mắt.
- Tên gọi khác: Hồng Mi Ấn Độ.
- Kích thước cá cảnh thủy sinh Tên Lửa lớn hơn các loài khác nên chú ý khi chon nuôi.
Giống với cái tên, nên các bạn có thể biết ngay là cá cảnh thủy sinh này có nguồn gốc từ bên Ấn Độ.
Nuôi giống này thì bể cá cảnh thủy sinh nhà bạn sẽ sạch bóng, an toàn hơn, bởi chúng được biết đến với vai trò là “ dọn dẹp”.
Loài cá cảnh thủy sinh Tên Lửa này rất hay ở chỗ khi mới vào chỗ nước mới, cá sẽ thường búng nhảy lên. Vì thế, các bạn cần phải cẩn thận khi thay nước.
2. Cá cảnh thủy sinh Chuột Gấu Trúc
Cá cảnh thủy sinh Chuột Gấu Trúc có những đặc điểm sau:
- Tên khoa học: Corydoras Panda
- Trong dòng các loại cá cảnh nuôi trong bể thủy sinh thì là loại được quan tâm nhiều nhất.
- Được mệnh danh là công nhân vệ sinh chăm chỉ.
- Được đánh giá về độ đẹp khá cao.
Ở ngoài tự nhiên, cá cảnh thủy sinh này có nguồn gốc sinh sống ở các con sông lớn ở Trung và Nam Mỹ.
Kích thước của chúng khá nhỏ, nên sống rất hòa bình, thường kiếm ăn ở đáy.
Hình dạng của cá cảnh thủy sinh Chuật Gấu Trúc là hai màu vàng và đen, với hai vệt đen ở mắt, gần khấu đuôi và trên vây lưng.
Có lẽ vì những nét tương đồng tên với Gấu Trúc, nên chúng có tên gọi như thế này.
Hiện tại, cách nuôi cá cảnh thủy sinh Chuột Gấu Trúc này vẫn chưa được nhiều người quan tâm, cũng như được biết đến nhiều.
Nhưng tập tính sinh sản, cách nuôi có lẽ cũng chắc khác biệt gì so với các loài cá Chuột khác.
Chúng là loài ăn tạp, nên loài cá cảnh thủy sinh này có thể ăn được nhiều các loại thức ăn trên thị trường.
3. Cá cảnh thủy sinh Neon (Neon Tetra)
Cá cảnh thủy sinh Neon có những đặc điểm sau:
- Tên goi khác là Cá huỳnh quang vì sáng bóng đèn.
- Sắc đẹp của loài cá cảnh nuôi trong hồ thủy sinh này thì ở mức tuyệt đẹp.
- Cá Neon phổ biến với ba màu sắc là xanh, đỏ, đen.
- Kích thước cá cảnh thủy sinh Neon tầm 3 đến 4cm.
- Tuổi thọ trung bình: 10 năm.
Trong tự nhiên, cá cảnh thủy sinh Neon sống tập trung ở Nam Mỹ, du nhập vào nước ta làm cá cảnh nuôi trong hồ thủy sinh những năm 1990.
Ở loài cá Neon người ta hay nhắc đến hai từ “ khó nuôi”. Bởi chúng rất nhạy cảm với môi trường nước thường xuyên thay đổi hoặc ô nhiễm.
Do đó khi nuôi cá cảnh thủy sinh Neon, các bạn cần hạn chế thay đổi môi trường sống, không xê dịch các cây thủy sinh, giữ sạch nước, thậm chí không thay đổi ánh sáng.
Bởi thay đổi ánh sáng sẽ làm thay đổi độ pH và làm cá chết.
Những lưu ý khi nuôi cá cảnh thủy sinh Neon:
- Phải nuôi chúng theo bầy đàn (từ 6 – hơn10 con), bởi chúng khá nhỏ.
- Dễ bị cá lớn vờn, ăn thịt, nên khi nuôi trong hồ thủy sinh chỉ nên nuôi chung các loại cá cùng cỡ như cá mô ly, cá kiếm, cá tiểu hổ,…
- Trong hồ thủy sinh phải lắp đặt các rặng san hô, khúc gỗ, tảng đá,… để cá cảnh thủy sinh Neon ẩn nấp, một tập tính tự nhiên của loài cá này.
4. Cá cảnh thủy sinh Tam Giác
Nhắc đến các loại cá cảnh dễ nuôi trong bể thủy sinh thật là thiếu sót nếu không nhắc đến cá Tam Giác. Chúng có những đặc điểm sau:
- Tên khoa học: Trigonostigma heteromorphai.
- Là loài cá cảnh thủy sinh đẹp cho bể cá.
- Cá Tam Giác đẹp nhất khi bơi thành đàn.
- Tính cách loài cá cảnh này là hiền lành, thân thiện, sống thành từng đàn.
- Màu sắc của loài cá thủy sinh này rất đẹp và đa dạng.
- Cá cảnh thủy sinh Tam Giác trưởng thành có chiều dài là 5cm.
- Khu vực sống là ở tầng giữa và mặt nước.
Đặc tính của loài này là hay nhảy lên, do đó các bạn cần đậy nắm bể cẩn thận.
Bởi tính cách hiền lành của chúng nên rất thích hợp để nuôi chung.
Tuy nhiên, do cá cảnh thủy sinh Tam Giác di chuyển nhanh, khuấy động không gian, nên không thể nuôi cùng các loài ưa yên tĩnh.
Có xu hướng bơi thành đàn khoảng 10 con nên các bạn cần thả tối thiểu 10 hoặc nhiều hơn thì càng tốt.
5. Cá cảnh thủy sinh Sóc Đầu Đỏ
Cá cảnh thủy sinh Sóc Đầu Đỏ có những đặc điểm sau:
- Tên khoa học Rummynose Tetra.
- Tên gọi khác Hemigrammus bleheri.
- Là một trong các loại cá cảnh nuôi trong bể thủy sinh được nhiều người ưa thích.
Loài cá cảnh thủy sinh Sóc Đầu Đỏ có tên gọi như vậy bởi chúng bơi rất nhanh, thoăn thoắt như con sóc truyền cành.
Bên cạnh đó, là cùng với trên đầu cá có một chỏm đỏ.
Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại là: Cá lớn (2.5 cm) và cá nhỏ (2cm).
Loài cá cảnh thủy sinh này là giống ăn tạp.
Để chúng được sống tốt, phát triển khỏe mạnh thì phải thả chúng ở trong bể cá kích thước lớn.
Bởi như vậy mới đáp ứng điều kiện lý tưởng gần như môi trường sống trong tự nhiên.
Nếu các bạn muốn có một bức tranh ấn tượng ở trong hồ thủy sinh thì số lượng thả cá cảnh thủy sinh Sóc Đầu Đỏ phải có số lượng lớn hơn 6 con.
6. Cá cảnh thủy sinh Cầu Vồng Xanh
Cá cảnh thủy sinh Cầu Vồng Xanh có những đặc điểm như sau:
- Tên khoa học là Melanotaenia praecox.
- Tính cách hiền lành
- Tuổi thọ trung bính rất cao.
- Đặc điểm nhận dạng: ở vây lưng đỏ, thân cá có màu xanh óng ánh, con đực có màu tươi sáng hơn con cái.
- Là một dòng cá cảnh thủy sinh ăn tạp từ trùng chỉ, bo bo… đến thức ăn viên, giáp xác nhỏ, ấu trung côn trùng.
Cũng là một trong các loại cá cảnh nuôi trong bể thủy sinh được nhiều người ưa thích.
Bởi chúng có một lớp vẩy có thể phản quan khá đẹp, tương đồng với cá cảnh thủy sinh Neon ở trên.
7. Cá ngân bình – cá cảnh thủy sinh độc đáo
Loài cá cảnh thủy sinh này còn được gọi cá lùn mắt ngọc (mắt ngọc shortbody), bởi hình dáng của cá ngắn, mắt đỏ sáng dễ gây ấn tượng cho người xem. Được mọi người đánh giá, loài cá này khi bơi theo đàn trong hồ thủy sinh rất đẹp.
Vì cá ngân bình vẫn chưa thật sự được thuần hóa trong môi trường cá cảnh hồ thủy sinh, vì vậy thức ăn của chúng thường là đồ tươi sống như tim bò, trùng chỉ, động vật giáp sát, côn trùng, cây thủy sinh trong hồ.
8. Cá hồng nhung hay hồng tử kỳ – cá cảnh thủy sinh phổ biến hiện nay
Loại cá cảnh thủy sinh này đã trở nên phổ biến trong giới chơi cá cảnh từ lâu. Cá có khả năng sống khỏe, dễ nuôi và hình dáng, màu sắc đều rất đẹp. Cá hồng tử kỳ thường nuôi theo bầy đàn tối thiểu 6 con hay có thể nuôi chung với những loại cá bầy đàn khác cũng ổn.
Nguồn thức ăn của cá hồng tử kỳ khá phong phú, chúng có thể ăn tạp thực vật rong rêu, giáp xác, cây thủy sinh, côn trùng và cả thức ăn viên được chế biến sẵn.
Mặc dù cá hồng tử kỳ có đặc tính là thân thiện, dễ nuôi, có thể nuôi chung với cá lớn nhưng cần cân nhắc vì chúng có tính xấu là thích rỉa cắn vây những loại cá khác nên nếu bạn muốn nuôi chúng kèm với cá Koi, cá rồng, cá La Hán,…trong hồ thủy sinh thì không phải lựa chọn phù hợp.
9. Cá Thần Tiên – Cá cảnh thủy sinh khiến người nhìn mê mẩn
- Tên thông dụng: Cá Thần Tiên hoặc Cá Ông Tiên
- Tên tiếng anh: Angel Fish
- Tên khoa học: Pterophyllum
Từ lâu cá Thần Tiên đã quá quen thuộc với dân chơi cá cảnh thủy sinh. Hiện nay loài cá này có nhiều màu sắc đa dạng.
Kích thước cá Thần Tiên tương đối lớn, có con sinh trưởng max size to hơn cả bàn tay. Là một loại cá có tính thẩm mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng, cá Thần Tiên thích hợp với nhiều dạng bố cục hồ thủy sinh rộng, lớn, có không gian thoáng đãng.
Tuy nhiên cá Thần Tiên khá dễ bị kích ứng trong môi trường nước ô nhiễm, đặc biệt là độ pH. Chúng tương đối nhạy cảm, dễ bị nhiễm bệnh, hãy đảm bảo rằng bạn có thể chăm sóc hồ thủy sinh tốt khi nuôi loài cá này.
10. Cá Đĩa – Cá cảnh thủy sinh thu hút mọi ánh nhìn
- Tên thông dụng: Cá Đĩa
- Tên tiếng anh: Discus Fish
- Tên khoa học: Symphysodon
Chắc đã có rất nhiều người biết tới loài cá có từ nguồn gốc Amazon này. Hiện nay, cá Đĩa là giống cá đa dạng về màu sắc nhất. Nhiều người thường nói rằng đặc điểm về màu sắc của cá Đĩa giúp chúng dễ dàng nhận biết và quyến rũ nhau trong môi trường tăm tối của Amazon.
Giá thành của cá đĩa phụ thuộc vào từng màu sắc. Cá đĩa là loài khá nhạy cảm với pH, khó nuôi và tương đối kén thức ăn.
Nhưng khi nuôi cá đĩa trong hồ thủy sinh thì mọi vấn đề đó bạn không phải nghĩ tới. Hồ có kích thước lớn, mật độ cây rậm, có không gian cho cá cảnh thủy sinh bơi lội, độ sáng thích hợp là những yếu tố cần thiết khi nuôi cá Đĩa.
11. Cá Bảy Màu – Cá cảnh thủy sinh cuốn hút người nhìn
- Tên thông dụng: Cá Bảy Màu
- Tên tiếng anh: Guppys Fish
Nhiều người nói rằng cá Bảy Màu quá phổ biến và bình dân quá. Tuy nhiên chúng rất đa dạng về màu sắc, nhiều đến mức chưa một dân chơi cá cảnh sành sỏi chưa chắc đã biết hết được về loài của chúng.
Thậm chí mỗi năm người ta còn tiến hành lai tạo ra một loại màu sắc mới có đặc trưng riêng. Cá Bảy Màu dễ đẻ, dễ nuôi và rất linh hoạt. Nếu bạn thích sở hữu một bể thủy sinh rực rỡ, náo nhiệt thì lựa chọn cá Bảy Màu là hoàn toàn thích hợp.
Cá cảnh bảy màu không thích những dòng chảy mạnh và thay đổi pH đột ngột. Ngoài ra loại cá cảnh thủy sinh này còn bị những loài cá khác cắn đuôi nên hãy xem xét khi nuôi cá Bảy Màu với những loài cá khác nhé.
12. Cá Trâm – Cá cảnh thủy sinh có vẻ đẹp lỗng lẫy
- Tên thông dụng: Cá Trâm
- Tên tiếng anh: Mosquito Rasbora/ Chili Rasbora
- Tên khoa học: Boraras brigittae
Cá Trâm là loài cá đi theo bày đàn và tính cách tương đối nhút nhát. Kích thước của chúng tương đối nhỏ, thích hợp với những hồ thủy sinh nhỏ. Mọi người thường nuôi cá Trâm chung với những loài tép thủy sinh.
Mặc dù nhỏ nhưng màu sắc rất nổi bật khi đi cùng những loài cá khác, với sắc đỏ nổi bật và thường sống theo bày đàn nên chúng được rất nhiều người ưa thích. Cá Trâm thường được bày bán làm cá mồi, bạn có thể mua số lượng lớn mà giá thành rất rẻ với loài cá Trâm này.
13. Cá Sặc Gấm – Cá cảnh thủy sinh ấn tượng
- Tên thông dụng: Cá Sặc Gấm
- Tên tiếng anh: Dwarf Gourami
- Tên khoa học: Trichogaster lalius
Với màu sắc nổi bật, tuổi thọ cao, cách nuôi đơn giản, cá Sặc Gấm dần dần trở nên phổ biến trong các hồ thủy sinh. Tuy nhiên đây là một loài cá có tính cách tương đối dữ, chúng thường đánh nhau để dành cho mình lãnh địa riêng.
Một hồ thủy sinh có diện tích 1m2 thì thích hợp nuôi khoảng 1 đến 2 cặp là vừa. Điểm nổi bật nhất của cá Sặc Gấm là màu sắc phong phú, và màu đỏ đặc trưng khiến cho hồ thủy sinh của bạn được nổi bật hơn rất nhiều.
14. Cá Thủy Tinh Đầu Bướu – Cá cảnh thủy sinh nhiều người tìm kiêm
Loài cá này có thân hình mỏng, dẹt và trong suốt với kết cấu cột sống đặc biệt đã tạo nên chiếc “đầu bướu” trứ danh.
Cá Thủy Tinh Đầu Bướu – Humphead Glassfish có dặc tính hiếu động và rất tò mò. Để có thể nuôi cá Thủy Tinh Đầu Bướu trong bể cá thủy sinh thì bạn trang bị một môi trường giàu oxy và có nhiều khoảng trống bơi lội để chúng có thể phát triển tốt.
Chúng tương đối hòa bình trong những bể nuôi cộng đồng, tuy nhiên, bạn nên cần cẩn thận với những chú cá Neon, Cá Tam Giác, Sóc Đầu Đỏ và những giống cá thủy sinh có kích thước nhỏ khác, đó có thể là bữa ăn của Thủy Tinh Đầu Bướu.
Cá Thủy Tinh Đầu Bướu không ăn những cây thủy sinh trong bể cá, nhưng chúng dễ dàng chấp nhận những loại thức ăn dạng viên, thực phẩm tươi phổ biến, thức ăn đông lạnh.
15. Cá Cầu Vồng Madagascar – Cá cảnh thủy sinh được nhiều người yêu thích
Cá Cầu Vồng Madagascar được mọi người chú ý với đôi mắt to đặc trưng, một dải màu đen chạy dọc cơ thể, hai vây lưng nối dài, miệng chẻ sâu. Cá cầu vồng đực sẽ có màu sắc rực rỡ hơn so với con cá cái. Cá cái màu vàng nhiều và màu sắc của chúng sâu hơn.
Giống cá ôn hòa này nên được nuôi trong một bể thủy sinh có nhiều không gian để bơi lội. Cá cầu vồng Madagascar sẽ sống tốt nhất nếu chúng được sống trong môi trường có nền cát sỏi, màu sắc có thể được tăng cường nếu thả trong nền bể tối màu.
Khi nuôi một đàn cá cảnh thủy sinh, bạn nên nuôi chúng trong những bể kính có kích thước tối thiểu là 120cm.
Mặc dù cá Cầu Vồng Madagascar sở hữu chiếc miệng lớn, nhưng cổ họng của chúng thì lại thu hẹp lại. Vì vậy, không nên cho chúng ăn những loại thức ăn có kích thước lớn. Chúng là giống cá ăn tạp, toàn bộ những loại thức ăn cá cảnh vừa miếng có trên thị trường đều được xếp vào thực đơn của chúng.
16. Cá Mai Quế – Cá cảnh thủy sinh nhiều người lựa chọn
Cá Mai Quế – Rosy Barb là một loại cá lớn nhất của dòng Barb, sống trong môi trường tự nhiên, chúng có thể đạt được kích thước 15 cm, một con số khiến nhiều người kinh ngạc.
Cá mai quế đực có phần thân người màu đỏ và vàng, chấm đen ở phía trên khấu đuôi. Màu chủ đạo của cá cái là vàng, một số con màu đỏ.
Trong quá trình cá cảnh thủy sinh Mai Quế sinh sản, tốt nhất nên để một cá đực cùng với hai cá cái. Cung cấp một bể cá có nền sỏi để chúng được dễ dàng đẻ trừng. Khi trứng cá nở, cần tách riêng cá bố mẹ sang một bể khác.
Cá bột nên cho chúng ăn các loại thức ăn chuyên dụng như tôm ngâm nước muối, Artemia hay một vài loại thức ăn khác.
17. Cá Bống Oto – Cá cảnh thủy sinh nhất định phải có trong bể cá
Ngoại hình của cá Bống Oto gần giống với cá bống mút rong hoặc cá bống vàng, khả năng vệ sinh bể tuyệt vời giúp cá Bống Oto giữ một vị trí vững chắc trong những bể cá gia đình.
Loài cá này tạo nên một bề mặt bể kính luôn trong và sạch, các lớp tảo, rêu bám trên lá cây cũng được chúng mút sạch sẽ, nâng cao khả năng quang hợp cho cây cảnh thủy sinh.
Khi nuôi cá bống oto trong bể thủy sinh hay bể cá thông thường, bạn không phải lo lắng tới thức ăn cung cấp cho cá Bống Oto. Tuy nhiên, trong vài trường hợp đặc biệt, có thể cho chúng ăn những loại thức ăn hạt mảnh được bán rất nhiều trên thị trường.
18. Cá Mũ Vua – cá cảnh thủy sinh đẹp mê mẩn người nhìn
Cá Mũ Vua có đặc tính là vô cùng hòa đồng, chúng có thể phát triển và sinh trưởng trong bất kỳ cộng đồng nào. Chúng có vây mờ và bộ đuôi giống như chiếc vương miện của vua chúa thời xa xưa, vì vậy người ta đặt cho chúng cái tên là cá Mũ Vua.
Cá Mũ Vua có thể sống trong môi trường nước hơi lợ và nước ngọt. Nên trang bị thêm gỗ lũa và đá có nhiều hang hốc để giúp cá cảnh thủy sinh có môi trường sống giống tự nhiên hơn.
Để nuôi loại cá này sinh sản, bạn cần trang bị cho chúng một bể sinh sản riêng có nước hơi chua một chút. Sau khi cá đẻ, nên bắt riêng cá bố mẹ ra khỏi bể để tránh trường hợp chúng ăn con cái của mình.
Cá Mũ Vua ăn được hầu hết những loại thức ăn khô trên thị trường, các loại thức ăn tươi và đông lạnh như thịt bò, trùn chỉ, sâu đông lạnh, cám viên.
19. Cá Bút Chì – Cá cảnh thủy sinh được nhiều người ưa chuộng
Đối với những người chơi thủy sinh, khi bể cá bị nhiễm rêu, việc làm đầu tiên mà mọi người thường nghĩ tới sắm ngay chú cá Bút Chì, một “sát thủ” thực sự để đối phó với rêu hại.
Cá Bút Chì thích sống trong một bể cá rậm rạp chứa nhiều gỗ lũa và đá, nhiều cây thủy sinh để chúng có thể thoải mái ăn rêu và trú ẩn trong những cành lũa, thân cây hoặc khe đá. Bạn có thể dễ dàng nuôi chúng cùng loài cá thụ động mà không phải lo lắng về sự khác biệt về kích thước.
Loài thiên địch của Rêu Tảo này có khẩu vị rất phong phú, chúng rất dễ tính trong việc chọn lựa thức ăn cho mình. Chúng có thể ăn hầu hết những loại thức ăn cá cảnh tươi và khô hiện đang có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ nên cho cá cảnh thủy sinh ăn lượng thức ăn vừa phải để chúng dành thời gian để ăn rêu tảo trong bể.
20. Cá Anh Đào – cá cảnh thủy sinh cao cấp
Cá Diếc Anh Đào sở hữu một cơ thể mong manh hơn so với những con cá cùng họ của chúng. Cơ thể của chúng gồm một dải màu đen mờ kết hợp với một dải vàng mờ chạy dọc trên nền cơ thể màu trắng đỏ.
Trong quá trình cá anh đào sinh sản, cá đực sẽ chuyển sang màu đỏ tươi, đây chính là nguyên nhân tại sao chúng lại có tên là cá Anh Đào.
Cá cảnh thủy sinh Anh Đào thích một bể kính có thể tích tối thiểu là 30 gallon, nước hơi mềm và hơi kiềm. Có thể trang bị thêm đá và gỗ lũa để tăng không gian ẩn náu cho cá, trang trí cho bể thủy sinh thêm ấn tượng.
Tuy nhiên, vẫn phải để lại nhiều không gian để chúng thoải mái bơi lội. Cá Anh Đào tương đối nhút nhát, nên bạn hãy chọn lựa những chú cá có đặc điểm tương thích.
Để cá Diếc Anh Đào phát triển và sinh trưởng tốt, bạn cần cung cấp cho chúng lượng thức ăn đầy đủ như thực vật và loại thực phẩm từ thịt. Thức ăn của loại cá cảnh thủy sinh này rất dễ tìm kiếm trên thị trường.
21. Cá Hắc Xá – cá Mập Cảnh Đuôi Đỏ – cá cảnh thủy sinh nổi tiếng
Cá Hắc Xá hay cá Mập cảnh đuôi đỏ đều là một loại, chúng rất thích hợp với những bể nuôi cá cộng đồng, là loài cá sống có lãnh thổ, nên tốt nhất là chỉ nên nuôi một cặp cá đực cái trong một bể cá cảnh.
Mang trên mình một thân hình đẹp, với cơ thể eo thuôn như một chú cá mập màu đen kết hợp cặp đuôi màu sắc đỏ tươi. Vây lưng có một vài điểm trắng.
Cá Hắc Xá là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ loại thức ăn nào, vì vậy nuôi cá cảnh thủy sinh này rất đơn giản. Thịt đông lạnh, trùn chỉ, thức ăn khô, sâu đỏ chúng đều có thể ăn được.
22. Cá Lưỡi Rìu – Cá cảnh thủy sinh tuyệt sắc
Các cá thủy sinh Lưỡi Rìu còn được gọi với cái tên là cá Rìu Bạc hay cá Rìu Cánh Đen, là một trong những giống cá có hình dáng độc lạ.
Sở hữu một cơ thể mảnh mai cùng với một cái bụng sâu và các vây ngực nằm tại vị trí phần trên của cơ thể. Chúng có chiếc miệng bị lật, đây là đặc điểm đặc trưng của các loài cá ăn ở tầng mặt.
Cá Lưỡi Rìu – Carnegiella marthae thích được sống trong một bể chứa nhiều cây thủy sinh, một vài loại thực vật nổi. Một bầy cá thủy sinh nên được nuôi trong một nhóm 6 con.
Bể thủy sinh nên có nắp che để tránh tình trạng cá nhảy ra ngoài. Chúng rất nhạy cảm với điều kiện nước, vì vậy bể nuôi cá cần có chất lượng nước thật tốt.
Cá cảnh thủy sinh này là giống động vật ăn thịt, chúng sẽ ăn những loại sâu khô đông lạnh, loại thức ăn nổi, flake chất lượng cao, tubifex, ấu trùng muỗi, thức ăn viên, ruồi nhỏ và một vài loại thực phẩm thịt tươi sống khác.
23. Cá Cầu vồng vây dài – cá cảnh siêu mẫu
Cầu Vồng Vây Chỉ hay Cá Cầu Vồng Vây Dài chỉ là một trong những cá thể vốn rất đa dạng của cá Cầu Vồng, trong đó cá đực sở hữu vây lưng và vây hậu môn rất dài. Đặc trưng của cá cầu vồng vây dài là đôi mắt lớn màu đen hay một sọc đen chạy qua mắt, miệng nhỏ dài, chia thành hai.
Cá Cầu Vồng là giống cá sống theo bầy đàn hòa bình nhất trong số những loại cá cảnh thủy sinh. Nên rải sỏi màu tối để tăng cường màu sắc nổi bật cho cá cảnh.
Cá cầu vồng cái thường đẻ trứng lên bụi rong rêu. Khi trứng nở thì cá Bố và cá Mẹ nên được đưa ra khỏi bể cá, thường là sau bảy hay tám ngày. Nên cho cá bột ăn những loại thức ăn có kích thước nhỏ.
Cá Cầu Vồng Vây Dài có miệng khá rộng, nhưng cổ họng của chúng lại nhỏ, vì vậy bạn hãy lựa chọn những loại thức ăn có nhỏ. Chúng có thể ăn cả thức ăn khô và thức ăn đông lạnh.
Kích thước của cá cầu vồng vây sài trên thị trường hiện này thường từ 2,5 cm đến 3,5 cm.
Lưu ý trước khi mua cá cảnh thủy sinh
Trước khi quyết định mua cá thủy sinh thì các bạn cần chú ý tới một vài điều sau:
– Cá cảnh trong hồ thủy sinh thường nuôi theo đèn, rất ít khi nuôi 1 đến 2 con
– Kích thước tối đa mà cá cảnh thủy sinh có thể đạt được, để không bị ngạc nhiên khi cá quá to và bạn tính tới chuyện chuyển nhà cho chúng.
– Màu sắc của cá có thích hợp với đèn, cảnh mà bạn đang chơi hay không
– Tính cách của cá cảnh thủy sinh đó: hung dữ, hiền lành, ăn thịt hay ăn cỏ, để có thể kết hợp chúng với nhau mà không bị xung đột giữa các loại cá
– Loại cá đó có “Trâu” hay không, khi cá cảnh thủy sinh càng lì lợm thì sẽ khó chết
– Loại cá đó có phá cây đào núi, lấp bể hay không
Nếu nắm được những yếu tố trên thì việc lựa chọn hoặc kết hợp các giống cá với nhau sẽ đơn giản, dễ dàng chăm sóc cá, cây thủy sinh.
Chúng ta đã tìm hiểu xong về top 23 loại cá cảnh thủy sinh độc đáo, được ưa chuộng nhất hiện nay rồi. Qua đây, Fao mong rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình những chú cá cảnh mà mình yêu thích, thích hợp với không gian nhà mình.