Quả Măng Cụt | Những Điều Bạn Chưa Biết (2020) | Flowerfarm.vn

Quả Măng cụt là loại quả phổ biến, được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon, vị ngọt xen lẫn vị chua thanh mà còn bởi loại quả này có rất nhiều công dụng trong làm đẹp và trị bệnh. Tuy nhiên, việc ăn măng cụt như thế nào cho đúng cách là điều mà không phải ai cũng biết.

Măng cụt kỵ ăn với gì là thông tin mọi người nên biết để có thể hiểu và áp dụng khi ăn, làm sao để có được những công dụng tốt nhất từ loại trái cây này.

1. Ăn măng cụt nhiều có tốt không và Những lưu ý khi ăn 

a. Thành phần dinh dưỡng

Điểm đặc biệt đến từ thành phần dinh dưỡng của trái măng cụt đó là có đến hơn 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên trong vỏ của trái măng cụt. Tính đến nay, vẫn chưa có loại trái cây nào có thể sánh bằng măng cụt về yếu tố này. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g măng cụt bao gồm những thành phần sau:

  • Cung cấp 73 kcal
  • Cacbohydrate: 17.91g
  • Chất xơ: 1.8g
  • Chất béo: 0.58g
  • Chất đạm: 0.41g
  • Vitamin B1, B2, B3, B5, B6
  • Vitamin C: 2.9mg
  • Canxi: 12mg
  • Sắt, Magie, kali, kẽm

b. Công dụng với sức khỏe và sắc đẹp

  • Phòng ngừa ung thư: Nhờ có lượng xanthone cao như trên, măng cụt có khả năng kiểm soát sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Măng cụt có chứa nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, từ các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất khoáng cho đến vitamin và rất nhiều xanthone thiên nhiên…giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài môi trường, ngăn ngừa các dịch bệnh có nguyên nhân do suy yếu hệ miễn dịch.

Vòng đời của trái măng cụt

Vòng đời của trái măng cụt

  • Cải thiện sức khỏe cho da: Măng cụt có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và nấm, chống oxy hóa. Qua đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da phổ biến do vi khuẩn, viêm da như chàm, vảy nến, mụn…

c. Cách ăn măng cụt đúng cách

Ăn măng cụt có nổi mụn không là điều mà nhiều chị em thắc mắc. Trong thành phần dinh dưỡng của măng cụt có chứa vitamin C. Tuy vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao nhưng nó lại có tính nóng. Chính vì vậy, mặt hại của việc ăn quá nhiều măng cụt đó là có thể gây nóng trong, nổi mụn, mẩn đỏ. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra khi chúng ta thực sự ăn quá nhiều mà không bổ sung thêm loại thực phẩm nào trong một khoảng thời gian dài.

Cách ăn trái măng cụt

  • Cách ăn trái măng cụt

Ăn măng cụt có béo không cũng là điều cần lưu ý khi ăn loại trái cây này. Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng có thể thấy mỗi 100g măng cụt sẽ cung cấp một nguồn năng lượng lên đến 73 kcal. Đây là mức năng lượng trung bình, nhưng nếu chúng ta ăn nhiều hơn 100g thì mức năng lượng này sẽ ở mức khá cao, có thể gây thừa năng lượng, dẫn đến tích mỡ và béo phì. Tuy nhiên, nếu kiểm soát, ăn măng cụt ở một mức độ vừa phải, thì nó sẽ không hề ảnh hưởng đến vóc dáng cơ thể bạn mà ngược lại, nhiều chị em đã sử dụng măng cụt để giảm cân. Phương pháp này được áp dụng khi chúng ta ăn măng cụt vừa đủ, giảm cảm giác thèm ăn vặt trong ngày.

Măng cụt bị vàng có ăn được không dựa vào màu sắc bên ngoài vỏ măng cụt chúng ta có thể nhận biết được đâu là trái ngon, không ngon và không còn ăn được. Theo kinh nghiệm của nhiều người nông, trái măng cụt có vỏ ngoài còn cứng, bóng, màu xám hoặc bị phủ một lớp màu vàng thì đó có thể là quả ngon, hương vị ngọt và còn tươi. Nhưng cùng với màu sắc đó, nhưng vỏ lại mềm, nắn nhũn hoặc ra nước thì đó là khi quả đã bị hỏng hoặc thối, cũng có thể là do được chín ép, không ngon ngọt như chín tự nhiên.

d. Những lưu ý khi ăn măng cụt

  • Thời gian ăn: Theo lời khuyên từ các chuyên gia, chúng ta nên ăn măng cụt vào sau bữa ăn 30 phút. Bởi măng cụt có chứa lượng axit lactic, nên nếu ăn khi bụng đói dễ dẫn đến bị đau dạ dày. 
  • Ăn một lượng vừa đủ: Măng cụt có rất nhiều những thành phần dinh dưỡng có lợi nhưng bên cạnh đó nó cũng có chứa axit chua, cung cấp lượng calo tương đối. Chính vì vậy, chúng ta chỉ nên nạp một lượng vừa đủ măng cụt, không nên ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, nên bổ sung đa dạng các loại trái cây khác, đặc biệt là những loại quả chứa nhiều nước, nhiều vitamin như: củ đậu, dưa chuột, cam…

Lưu ý khi ăn măng cụt

Lưu ý khi ăn măng cụt

  • Tác hại măng cụt Gây cản trở quá trình đông máu khi tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin, có thể gặp trường hợp xuất huyết tiêu hoá. Nhiều bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.

2. Măng cụt không được ăn chung với gì?

  • Thế nào là những thực phẩm kỵ nhau

Nhìn chung, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, các thực phẩm từ thiên nhiên như trái cây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng “xanh’ luôn luôn được khuyến khích mọi người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên việc nạp thức ăn cũng cần phải thật lưu ý khi kết hợp với những nguyên liệu khác nhau sẽ đem lại lợi ích an toàn hơn khi ăn. Bởi vì có những loại thực phẩm hay nước uống không thể kết hợp với nhau trong cùng một bữa ăn. Nguyên nhân là do trong thành phần của các thực phẩm đó có những chất khi tương tác với nhau sẽ phản ứng và tạo thành những hợp chất mới độc hại, có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Một trong những nguy cơ phổ biến nhất đối với trường hợp này là gây rối loạn tiêu hóa, có những trường hợp thậm chí còn gây tử vong nhanh. 

Quả măng cụt cơm

Quả măng cụt cơm

Măng cụt kỵ với gì cũng là một trong rất nhiều những loại trái cây khác mà chúng ta cần nắm rõ về những thực phẩm kiêng kỵ nhau để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân minh.

  • Những thực phẩm kỵ với măng cụt

Măng cụt không được ăn chung với nước uống có ga. Theo các chuyên gia, sự kết hợp của hai thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa của người ăn. Bởi trong măng cụt có chứa lượng axit cao và nước có ga lại có chứa đường tinh luyện. Nếu ăn chung măng cụt và nước uống có ga sẽ gây nên hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thậm chí là buồn nôn, khó chịu.

Măng cụt kỵ với gì?

Măng cụt kỵ với gì?

Ngoài ra, đường cát cũng là một nguyên liệu khác cực kỳ cấm kỵ với măng cụt. Nhiều lời cảnh báo đưa ra rằng, kết hợp ăn măng cụt với đường cát có thể dẫn đến tử vong. Do trong quá trình tiếp xúc giữa thành phần của hai thực phẩm này, sẽ tạo thành hợp chất mới gây ngộ độc, rất nguy hiểm. Chúng ta nên lưu ý, không được ăn măng cụt chấm đường cát để tránh nguy hiểm.

  • Những ai không nên ăn măng cụt

Ăn măng cụt có nổi mụn không được nhiều chị em thắc mắc khi sử dụng măng cụt, đặc biệt vào những ngày nắng nóng thì việc ăn uống như thế nào lại càng được quan tâm. Theo lý giải của các chuyên gia, bản thân măng cụt có tính hàn, không gây nóng trong nhưng thành phần vitamin C trong loại quả này tương đối lớn. Vitamin C rất có lợi trong việc chống oxy hóa và làm sáng da nhưng vitamin này có thể gây nóng trong và không phù hợp dành cho da mụn. Do đó, nếu ăn quá nhiều măng cụt trong một thời gian ngắn sẽ gây nóng trong và bị nổi mụn, mẩn đỏ. Bởi vậy, những đối tượng đang có mụn, da dễ mọc mụn hay nóng trong thì sẽ nên hạn chế ăn măng cụt.

Quả măng cụt Bảo Lộc

Quả măng cụt Bảo Lộc

Người bị bệnh về tiêu hóa cũng không nên ăn măng cụt. Sức khỏe của hệ tiêu hóa không tốt, khi ăn quá 30g măng cụt có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Đặc biệt, đối với những ai đang mắc hội chứng ruột kích, khi ăn măng cụt sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón. Đối với những người này, có thể tránh ăn măng cụt được là tốt nhất, nếu không vẫn có thể ăn nhưng chỉ ở mức độ an toàn, là dưới 30g.

3. Vỏ Măng cụt ngâm rượu có tác dụng gì?

Giá trị dinh dưỡng

Măng cụt được biết đến rộng rãi với thành phần dinh dưỡng có chứa đến hơn 40 loại xanthones thiên nhiên, mangostin và chất nhựa, đây đều là các hợp chất có trong phần vỏ của măng cụt với công dụng kháng viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, với hợp chất tamin sẽ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, kháng khuẩn, giảm đau.

Công dụng trị bệnh

Vỏ trái măng cụt trị bệnh gì là điều chúng ta nên biết để tận dụng được hết thảy những lợi ích từ loại quả này. Theo đó, vỏ măng cụt được sử dụng để chữa trị một số các bệnh sau:

  • Khử mùi hôi miệng: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những xanthones thiên nhiên có trong vỏ măng cụt có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đồng thời kháng viêm cũng rất tốt. Do đó, những người bị hôi miệng có thể sử dụng dung dịch chiết xuất từ vỏ măng cụt để giảm tình trạng hôi miệng, trả lại cho bạn sự tự tin với hơi thở thơm mát.

Vòng đời của trái măng cụt

Vòng đời của trái măng cụt

  • Vỏ măng cụt chữa tiêu chảy. Đây là bài thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y để điều trị bệnh tiêu chảy hoặc kiết lỵ do rối loạn hệ tiêu hóa gây nên. Trà vỏ măng cụt được sử dụng trong trường hợp này. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy vỏ măng cụt, đun sôi cho đến khi được nước trà có màu đậm nhất có thể. Nên sử dụng nồi đất để nấu trà và sử dụng lá chuối để đậy bên trên nồi trà khi đun. Uống loại trà này hàng ngày, từ 3-4 lần sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Bài thuốc từ vỏ măng cụt còn được sử dụng để phòng ngừa ung thư: Trong thành phần của vỏ măng cụt có chứa chất Garcinone E, khi kết hợp với gừng có thể kiểm soát sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày và gan. Chính vì vậy, chúng ta có thể sử dụng vỏ măng cụt phơi khô rồi đun cùng gừng lấy nước uống hàng ngày sau khi ăn để phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Công dụng làm đẹp

  • Trị nám tàn nhang: Sử dụng vỏ măng cụt để điều trị nám, xóa thâm sẹo, tàn nhang bằng cách cạo lấy phần thịt vỏ bên trong rồi xay nhuyễn hỗn hợp này tạo thành dạng sệt. Bôi hỗn hợp này lên mặt giống như đắp mặt nạ từ 2-3 lần/tuần.
  • Trị mụn: Nạo phần thịt bên trong vỏ măng cụt, phơi khô để sử dụng dần. Mỗi lần, bạn chỉ cần trộn vỏ phơi khô này với dầu oliu rồi thoa lên vùng da mụn và giữ trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Theo dõi hiệu quả giảm mụn chỉ trong một tháng áp dụng phương pháp này.

4. Trà Măng cụt, Cách làm và Những Công Dụng Bất ngờ

Trà măng cụt từ lâu đã được coi là sản phẩm chức năng bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Hiện nay, thức uống này ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng là thức uống của gia đình vì độ lành tính và phù hợp với đại đa số lứa tuổi.

Công dụng

Măng cụt không chỉ là loại trái cây được người tiêu dùng trong nước ưa thích mà còn có tiềm năng kinh tế rất cao, là trái cây xuất khẩu ra thị trường thế giới trong thời gian tới. Qủa măng cụt thường được sử dụng làm món tráng miệng sau bữa ăn, thức quả giải khát, quà tặng…Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều những chế phẩm khác từ măng cụt đang dần được sử dụng rộng rãi nhiều hơn như: trà măng cụt, chè măng cụt…

Trà vỏ măng cụt

Trà vỏ măng cụt

Trà vỏ măng cụt được biết đến nhiều hơn cả. Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt rất thích hợp để làm thành thức trà uống mùa nắng nóng và cả những ngày đông với tách trà nóng giữ ấm cơ thể. 

  • Uống trà măng cụt giúp làm dịu căng thẳng, mệt mỏi, kích thích thần kinh tạo sự phấn chấn hơn, năng động hơn cho cơ thể. Đó là nhờ tính hàn (tính mát) của măng cụt và hợp chất axit trytophan, tác động trực tiếp đến chất serotoni có chức năng dẫn truyền thần kinh. 
  • Trà sữa măng cụt sẽ là thức uống không thể phù hợp hơn cho những ngày hè nóng nực, đặc biệt là với những ai có niềm yêu thích với trà sữa. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý sử dụng hạn chế trà sữa măng cụt nếu không muốn tăng cân, bởi nó chứa rất nhiều đường tinh luyện và sữa, cung cấp một lượng lớn calo cho cơ thể.
  • Ngoài công dụng trên, trà vỏ măng cụt trà vinh còn giúp chị em giữ dáng, thanh lọc cơ thể rất tốt. Hợp chất xanthones trong măng cụt có tác dụng kiểm soát sự hình thành và phát triển của các cholesterol xấu, chống tăng cân hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng trà vỏ măng cụt để uống hàng ngày như một cách để detox cơ thể, giảm cân.

Cách làm

Theo các kết quả phân tích khoa học, vỏ măng cụt bao gồm các thành phần như: tanin (13%), nhựa, chất đắng mangostin có tinh thể màu vàng tươi không tan trong nước, hàm lượng xanthones, vitamin C…

Cách làm trà vỏ măng cụt

Cách làm trà vỏ măng cụt

Cách làm trà măng cụt bao gồm các bước được thực hiên rất đơn giản sau:

  • Chọn những vỏ măng cụt tươi nhất, rửa sạch rồi thái nhỏ thành sợi hoặc lát mỏng
  • Phơi khô vỏ măng cụt sau khi đã thái lát/sợi trên từ 3-4 nắng sao cho ráo nước, sẽ gúp bảo quản để sử dụng lâu dài mà không sợ bị mốc
  • Bảo quản trong bình thủy tinh 
  • Mỗi lần sử dụng chỉ cần một nắm nhỏ nguyên liệu thu được trên cho vào ấm đun cùng nước sôi trong khoảng thời gian 5 phút là có thể sử dụng

Bạn có thể quan tâm:

 

 

Những loại trà măng cụt phổ biến

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm trà măng cụt phổ biến khác nhau của nhiều nhà sản xuất. Chúng ta có thể dựa vào thành phần của mỗi sản phẩm để phân biệt, thấy công dụng và lựa chọn cho mình một loại trà phù hợp. Theo đó, đa số các sản phẩm trà măng cụt hiện nay đều được triết xuất từ trái măng cụt (98%) và các thảo dược khác để gia tăng hương vị trà, kích thích vị giác của người dùng như: cỏ ngọt.

Vỏ măng cụt phơi khô

Vỏ măng cụt phơi khô

Về hình thức, mỗi hỗn hợp được chế phẩm từ măng cụt sẽ được thiết kế thành các túi trà nhỏ để tiện cho việc sử dụng. Chúng ta chỉ cần ngâm những túi trà này vào nước sôi trong 2 phút là có thể sử dụng mà không càn phải lọc bỏ những vụn trà như cách thủ công thông thường. 

Đa số các sản phẩm hiện nay đều khuyến khích người tiêu dùng uống khoảng 3 túi lọc trà như thế trong một ngày, tương ứng với buổi sáng, chiều, tối như một cách để thư giãn và chăm sóc sức khỏe thường ngày.

Quả Măng cụt vốn là loại trái cây đa công dụng, ngoài những lưu ý trên đây về cách sử dụng loại quả này thì chúng ta cũng cần lưu ý đến cách chọn để có thể đem lại được lợi ích tốt nhất. Bạn có thể tham khảo hệ thống phân phối trái cây ba miền Vinfruits với cam kết đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm trái cây sạch, chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với độ uy tín được gây dựng trong hơn 05 năm hoạt động, sản phẩm của Vinfruits chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Tác giả: Vinfruits

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now