Rau sạch và kỹ thuật trồng rau an toàn, cho năng suất cao | Flowerfarm.vn


1. Khái niệm về rau sạch  


* Rau sạch là gì?


Rau sạch là loại rau trong đó độc tố nitrat (NO3-) không vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể con người. Mặt khác, các chất kim loại nặng tồn đọng trong rau, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của tổ chức Y tế Thế giới (WHO).


Rau sạch là gì, khái niệm tiêu chuẩn về rau sạch


* Tiêu chuẩn rau sạch


– Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại, dập nát, héo úa.


– Dự lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat và kim loại nặng dưới mức cho phép.


– Không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc.


* Nguyên nhân rau nhiểm bẩn


– Bón phân vô cơ và hữu cơ không đúng quy trình kỹ thuật. Sử dụng phân chuồng chưa hoại mục, chua được xử lý. Bón quá nhiều phân hóa học, nhất là phân đạm.


– Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, bao gồm nước thải các công trình vệ sinh, nước thải chua được xử lý, nước phân chuồng, nước giải mới.


– Sử dụng quá nhiều và không đúng quy định thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại hóa chất độc thuộc nhóm I, II. Lạm dụng quá nhiêu mức các chế phẩm kích thích ra hoa, kết quả


+ Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat (mg/kg rau tươi):













Loại cây


Không quả


Loại cây


Không quả


Su hào


500


Dưa bí


90


Bắp cải


500


Dưa hấu


60


Cà rốt


200


Măng tây


200


Hành tây


80


Bầu


400


Khoai tây


250


Cà tím


400


Ngô rau


300


Xà lách


500


Cà chua


150


Ớt ngọt


200


Dưa chua


150


Súp lơ


500


 + Tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng:













Hàm lượng kim loại nặng


(Hàm lượng tối đa cho phép)


Độc tố (mg/kg)


Asen (As)


0,2


Thủy ngân (Hg)


0,02


Chì (Pb)


0,5


Cadimi (Cd)


0,5


Đồng (Cu)


5,0


Kẽm (Zn)


10,0


Thiếc (Sn)


200


Aflatoxin


0,005


* Tác dụng của việc sử dụng rau không an toàn


Hậu quả nghiêm trong đến sức khỏe của con người :


Hiện tượng ngộ độc do tồn dư thuốc trừ sâu bệnh, ung thư do hàm lượng nitrat quá ngưỡng, tính lũy các ion kim loại nặng, các loại vi khuẩn Ecoli, Samorela,… đều là những nhân tố có hại đến sức khỏe con người.


2. Tình trạng sản xuất rau ở nước ta


Dư lượng NO3- trong rau rất cao. Ví dụ như cải bắp từ 1,800 – 2.300mg/kg, su hào từ 1.200 – 1.400mg/kg, đều vượt xa ngưỡng cho phép quy định.


* Sử dụng nước tưới


Nhiều nơi có tập quán sử dụng phân tươi loãng để tưới cho rau nhất là rau ăn lá, đây là nguyên nhân chính truyền các bệnh gan, sán, lỵ vào cơ thể con người.


* Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật


Tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định hướng dẫn kha phổ biến.


3. Trồng rau xanh tại nhà


Rau xanh rất cần thiết cho cơ thể chúng ta, là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu có thể trồng được trong nhà không những có thể chủ động bổ sung thêm rau trong các bữa ăn cho gia đình mà còn có thú vui thư giãn.


Tận dụng khoảng không gian ở hiên nhà, sân thượng hoặc sân vườn, bạn có thể có một vườn rau nho nhỏ và tạo được sự tươi mát cho chính ngôi nhà của mình.


Để tiết kiệm diện tích, có thể kết hợp trồng thành từng cụm hoặc phân thành tầng. Cây rau ăn quả như cà chua, ớt, chanh trồng tầng trên cùng: Tầng kế tiếp có thể trồng rau dền, mồng tơi, rau muống; tầng cuối cùng như dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng trên cách nhau 15 – 20cm trở lên. Nên sử dụng đất sạch (làm từ mùn cưa, vỏ xơ dừa…) nhẹ và đầy đủ dinh dưỡng.


Liều lượng trồng như sau: 40cm2 cần 10g hạt giống và khoảng 350g đất sạch.


Tạo cho các bề mặt bằng phẳng, gieo hạt giống, rải đều. Sau đó phủ lớp đất sạch 1cm đã đủ ẩm lên trên bề mặt hạt giống. Sau 2 -3 ngày hạt nẩy mầm đều, chuyển chậu ra ngoài ánh sáng, tránh chổ mưa trực tiếp.


Chăm sóc: Tưới nước mỗi ngày, tốt nhất nên nhúng dụng cụ trong nước sạch ngang bề mặt đất vừa đủ ẩm thì lấy ra. Sau 5 – 7 ngày trồng rau mần cao 8 – 12cm là có thể thu hoạch. Với những loại như rau dền, rau muống, mồng tơi, cải xanh vẫn trồng bình thường nếu muốn nuôi cây lớn thêm (khoảng 20 – 25cm) sau đó thu hoạch. Phần đất còn lại xới đều, nhặt hết chổ rễ cây còn sót và cho thêm đất sạch để tái sử dụng.


4. Kỹ thuật trồng rau ăn lá


 * Thời vụ trồng


Các giống rau ăn lá có thể trồng quanh năm (miền Nam), vụ chính đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch), xuân hè (từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch) lúc thời tiết không mưa hoặc ít mưa.


* Đất đai


Đất thích hợp để trồng rau ăn lá là đất không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5, tơi xốp, thoát nước tốt như đất phù sa ven sông ít sét, đất thịt pha cát có nhiều chất hữu cơ. Mùa nắng làm liếp cao từ 5 – 10cm, rộng 80 – 100cm, mùa mưa liếp cao từ 15 – 20cm, rộng từ 60 – 70cm, chiều dài liếp tùy theo vị trí của đất, lối đi chăm sóc giữa liếp thường rộng 40cm.


* Thời gian thu hoạch và khoảng cách trồng















Các giống rau ăn lá


Thời gian thu hoạch sau gieo (ngày)


khoảng cách trồng (cấy) (cm)


lượng giống gieo trồng (g/1.000m2)


Cải bẹ trắng, cải đún, cải bẹ thượng Hải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải rổ, cải ngọt Đuôi Phụng, bẹ xanh mào gà TN 41, cải ngọt ngũ vị, cải bẹ Tam Quốc…


30 – 40


 


15 x 20


Cấy 70 – 100g


Gieo trực tiếp 300 – 4000g


Tòa xại TN 18, TN101


50 – 55


20 x 20


35 – 402g


Xà lách


30 – 40


20 x (15 – 20)


Cấy 35 – 50g Gieo trực tiếp 200 – 300g


Rau Quế, tía tô, kinh giới


30 – 40


20 x 20


50 -70g


Tần ô


35 – 40


Gieo trực tiếp


2 – 3kg


Rau cần


 45 – 50


(2 x 10)cm/10 cây Gieo bầu (bầu bằng bẹ chuối hoặc khay xốp


250 – 300


Ngô lớn, ngô hạt nhỏ, ngô Bạc Liêu TN28 TN 42


35 – 40


Gieo trực tiếp


10 – 11kg


Rau muống


25 – 26


Gieo trực tiếp thao khoảng cách hàng 20cm


10 – 11kg


Mồng tơi


30 – 35


20 x 5


2,5kg


Rau dền


22 – 25


10 x 10


70 – 100g Gieo trực tiếp 200 – 300g


 Thông thường từ gieo cây con đem cấy trên luống là 16 ngày, Rau xà lách, rau cần là 20 – 25 ngày. Gieo xốp hình tổ ong, nhổ cây con trên liếp đem cấy thường cây dễ héo nên trong 3 ngày đầu nên tưới nước 3 lần/ ngày, nên cây cây non vào buổi chiều mát, hoặc lúc trời không có nắng.


* Bón phân cho rau ăn lá (diện tích 1.000m2)


Bón vôi trước cày, xới: 50 – 100kg, trước trồng 3 – 7 ngày.


– Bón lót 2 -5m3 phân chuồng hoại mục, nếu đất có nhiều sét nên sử dụng thêm 3 – 4m3 tro trấu, nếu đất có nhiều cát thì có thể thêm từ 20 – 30 giạ tro dừa. Phân chuồng và tro để đất xốp, cây con phát triển tốt hơn.


– Bón thúc: Phần lớn cây rau ăn lá ngắn ngày cần phải bón phân đầy đủ và kịp thời do đó nên ngâm phân tưới thúc. Thông thường loại phân sử dụng gồm có:


– Bánh dầu (xác khô dầu dừa hoặc xác khô dầu đậu phộng): Cứ 1kg bánh dầu ngâm 7l nước, thời gian ngâm từ 10 – 15 ngày bắt đầu sử dụng mới tốt.


– Phân NPK 20 – 20 – 15 : 1kg phân ngâm với 2l nước trong 24 giờ để phân tan hoàn toàn trong nước.


– Phân DAP: 1kg phân ngâm với 2l nước trong 12 giờ để phân tan trong nước.


– Phân urea hoặc MX  hòa nước tưới: Tan rất nhanh trong nước.


Áp dụng tưới thúc phân bắt đầu lúc 8 – 10 ngày sau khi gieo thẳng (sạ) hoặc 3 ngày sau khi cấy, giao đoạn cây nhỏ (dưới 18 ngày sau khi gieo hoặc lần tưới phân đầu tiên sau khi cấy lượng phân tưới bằng ¼  – ½ lượng phân tưới cây lớn. Cứ cách nhau 3 ngày tưới phân một lần, tưới phân vào buổi chiều mát, sáng sớm hôm sau tưới rữa lá. Sau đây là lượng phân tưới cho loại rau ăn lá (cho cây lớn trên 20 ngày sau khi gieo)












Các loại rau ăn lá


Lượng phân bón sử dung


Cây dưới 30 ngày sau gieo


cây trên 30 ngày sau gieo


Cải bẹ trắng, cải dún, cải bẹ Thượng Hải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải rổ, cải ngọt Đuôi Phụng, bẹ xanh mào gà TN, cải ngọt ngũ vị, cải bẹ Tam Quốc


1 muỗng canh urea ½  + ½ lon nước DAP + 1 lon nước bánh dầu hoặc sử dụng phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g/16l nước


Như bên


Xà lách


1 muỗng canh urea + ½ lon nước DAP


1 muỗng canh urea + 1 lon nước bánh dầu


Cải thảo, tòa xại


1 muỗng canh urea + ½ lon nước DAP hoặc sử dụng phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g/16 l nước


1/3 lon NPK 20 – 20 – 15 sau vài lần tăng lên ½ lon NPK 20 – 2- 15.


Ngô lớn, ngô hạt nhỏ, ngô bạc liêu TN28 TN 42


1 muỗng canh canh urea + ½ lon nước DAP


Như bên


Rau quế, tần ô rau dền mồng tơi, tía tô


1 muỗng canh urea + ½ lon nước  DAP


Như bên


Rau muống


10 – 17 ngày sau gieo tưới ½ muỗng canh urea + 1/4lon nước  DAP


Trên 18 ngày sau gieo tươi một muỗng canh urea + 1 lon bánh rau


Đối với cải bẹ trắng, bẹ rún, bẹ Thượng Hải, cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách, cải rỗ, rau quế, mồng tơi, rau muống, cải ngọt ngũ vị, cải bẹ Tam Quốc thay vì áp dụng thay vì tưới phân theo bảng như trên , có thể áp dụng cách bón phân như sau cho cả vụ trồng trên diện 1.000/m2;


– Bón lót: 400g lân supe và 50g kali


– Bón thúc lần 1 (5 ngày sau khi cấy): 100g urea.


– Bón thúc lần 2 (10 ngày sau khi cây): 100g urea.


Rải đều urea trên mặt luống trồng khi lá cải không bị ướt (phòng tránh bị cháy lá), tưới đều nước để phân tan nhanh trong đất. Sau đó cách 3 ngày tưới thêm nước bánh dầu (khoảng 3 lần tưới/cả vụ trồng). Muốn lá xà lách có mầu vàng đẹp nên tăng cường thêm số lần tưới nước bánh dầu.


+ Lưu ý:


– Đối với cây con 8 – 10 ngày sau khi gieo: Bắt đầu tưới phân nhẹ 1/3 muỗng canh urea/10l nước, sau đó tăng dần như bảng trên hoặc pha phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g/16l nước phun lên cây.


– Mỗi lần pha hỗn hợp phân trên với khoảng 8l nước để tưới lên diện tích 5m2.


– Lon: Lon sữa bò.


– Trước cây và sau sạ (gieo thẳng) cần rải một lớp rơm mỏng lên liếp để giữ ẩm và hạn chế đất bị lèn chặt, văng bám vào lá khi tưới nước và trời mưa.


– Ruộng trồng luôn phải nhổ sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, mùa nắng thường tưới 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát, mùa mưa tùy tình hình giảm số lần tưới trong ngày.


* Phòng trừ sâu bệnh hại rau ăn lá


– Sâu :


+ Sâu tơ: Đối tượng là các giống cải, phun thuốc Thianmectin 0,5 ME,…


+ Sâu xanh, sâu ăn tạp: phun thuốc Thianmectin 0,5 ME,..


+ Rầy đen, rày bông: Phun thuốc Supracide, Confidor, Admire…


+ Bọ nhảy (con tọt lỗ): Phun thuốc Polytrin, Decis..


+ Sâu vẽ bùa: Thianmectin 0,5 ME…


+ Dế, kiến, sâu đất, tuyến trùng: Xử lý thuốc hạt Baudin. Regent, furadan, rải đều lên mặt luống trước cấy, sau sạ (gieo thẳng).


– Bệnh:


+ Thối gốc rễ: Phun thuốc No moldew 25WP, Thane M 80WP, Kasunran, Viben C, giảm tưới nước.


+ Cháy lá, đốm lá: No mildew 25WP, Thane M 80WP, Bavisan 50WP…


+ Thối bẹ: No Mildew 25WP, Tilt, hoặc No Mildew 25WP + thane M 80WP (10g +40g cho bình 8l nước).


* Thu hoạch


Trước khi thu hoạch caanhf phải ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng, thu hoạch vào buổi chiều mát, xếp vào sọt vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ


 Rau quế: Khoảng giữa 2 lần cắt nhánh khoang 20 – 30 ngày. Khoảng 5 – 6 lần thu hoạch.


Cải ngọt: Thu hoạch một lần.


5. Kỹ thuật trồng rau trái vụ


Rau là nguồn thực phẩm cần thiết cho chúng ta. Mỗi loại rau đều có yêu cầu ngoại cảnh riêng để phát triển vì vậy muốn trồng rau trái vụ thì phải có kỹ thuật để rau sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Rau là nguồn thực phẩm cần thiết cho chúng ta.


 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong sản xuất rau trái vụ là:


– Giá cả.


– Các biện pháp kỹ thuật.


Sau đây là các biện pháp kỹ thuật để sản xuất rau trái vụ, nhằm giúp bà con có thêm tư liệu để  vận dụng thích hợp vào từng nguồn sản xuất.


Trước hết là chọn giống trồng thích hợp. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì mỗi giống chỉ sinh trưởng và cho năng suất cao trong một số vùng nhất định. Nếu trước đây chỉ có vùng cao ở Lâm Đồng như Đà Lạt, Đơn Dương mới có thể cung cấp quanh năm các loại rau như cà chua, cải bông, cải bắp, cải thảo… thì hiện nay vùng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có thể sản xuất trái vụ các chủng loại trên, đó là do sự trợ giúp của các giống cây trồng mới. Nhưng cần lưu ý bà con nông dân, các giống rau phù hợp. Ví dụ như, giống cải bông trồng ở Đà Lạt cho bông to, trắng vào mùa mưa nhung khi trồng ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ phát triển lá.


Ngay cả trong cùng giống, nhưng trồng vào vụ đông xuân (mùa khô) thì năng suất cao, trồng vào vụ hè thu (mùa mưa) cây lại nhiễm bệnh, thất tu. Vì thế cần chọn giống trồng sao cho phù hợp với địa phương và thời vụ nhằm đạt kết quả mong muốn. Ở các vùng có khí hậu nóng như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, các giống trồng trái vụ thích hợp là các giống chịu nhiệt.


Ví dụ:


– Cà chua KBT4, Ramina.


– Cải ngọt Tosakan.


– Cải bắp Summer Autum, Summer Summit, Summit.


– Bên cạnh yếu tố giống, sự thành công của mùa vụ còn được quyết định bởi các biện pháp canh tác nhằm phát huy hiệu quả giống. Sau đây là các yếu tố chung trong sản xuất rau trái vụ


* Vườn ươm – hạt giống


Đất gieo phải sạch, tơi xốp. Vươn ươm cần được bố trí nơi quang đãng, không bị che rợp để cây non cứng cáp, ít sâu bênh. Liếp ươm cần cao ráo, dễ thoát nước, bằng phẳng để ánh sáng, nước tưới được phân bố đều.


Hạt giống phải được xử lý trước khi đem gieo bằng cách: Phơi nắng nhẹ vài giờ hoặc ngâm với nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) để khích thích sự nẩy mầm. Hoặc xử lý hạt bằng Benlate, Zineb, Ridomyl bằng cách trộn hạt với thuốc, để tạo thành một lớp mỏng quanh hạt.


 Hạt gieo ở mật độ vừa phải, tránh làm lãng phí hạt giống và cây con không mọc chen chúc, yếu ớt. Có thể tỉ bớt cây con ở nơi dầy để cấy sang chổ khác. Nếu có điều kiện, nên gieo hạt vào bầu bằng ni-long có đục lỗ hoặc lá dừa, lá chuối. hoặc gieo hạt trên liếp ươm thật dầy rồi nhổ cây vào bầu khi cây có lá thật đầu tiên.


Vào mùa mưa nên làm giàn cho liếp ươm với các vật liệu như lưới, vòng kẽm hoặc tre, lá để che mưa cho cây con và nên giở ra khi trời nắng. như vậy cây con sẽ ít bệnh.


* Đất trồng


Chọn chân đất cao, thoát nước tốt.


Liếp trồng phải cao ráo, rãnh rộng để thoát nước. Đồng thời để chuẩn bị mương nội đồng để dẫn nước tưới khi có hạn và thoát nước khi trời mưa.


* Phân bón cho rau trái vụ


Dùng phân hữu cơ hoại mục để giảm thiểu nguồn bệnh. Bón đầy đủ, cân đối NPK. Cần chia lượng phân bón thành 4 – 5 lần thay vì 2 – 3 lần như trong mùa nắng, để giảm thiểu sự thoát do rữa trôi. Cần chú ý tăng cường thêm kali cho các loại rau quả như cà, ớt, cải bắp… Có thể dùng thêm các loại phân bón lá như Komix, HVP, KNO3… phù hợp cho từng loại rau.


* Chăm sóc rau trái vụ


– Tưới tiêu đúng kỹ thuật: Cần cung cấp đầy đủ nước, không để ngập úng hoặc khô hạn, nhất là thời kỳ cây ra hoa kết quả tránh làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.


– Tỉa bớt những cành vô hiệu, lá vàng, lá bị sâu bệnh để ruộng luôn được thông thoáng. Dùng dao kéo sắc bén khi tỉa, để vết thương không bị bầm dập, tỉa khi trời khô ráo, sau khi tỉa có thể phun Ridomyl, Kasuran…


– Làm sạch cỏ dại để cỏ không tranh giành dinh dưỡng với cây trồng, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh.


Nếu có thể, nên phủ luống bằng rơm hoặc ni-long đen, tuy dầu tư cao lúc ban đầu nhưng tiện lợi và hiệu quả như hạn chế cỏ dại, giảm sự thất thoát phân bón, ngăn đất bắn lên lá khi trời mưa, khống chế độ ẩm của đất.


– Với một số loại rau như cà, ớt, bầu bí… cần làm giàn kịp thời, vững chắc để cây không đổ ngã, ruộng thông thoáng, dễ chăm sóc.


* Phòng trừ sâu bệnh


Cần lưu ý, mùa mưa độ ẩm không khí cao, là điều kiện cho nấm bệnh phát triển, vì thế cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện sâu bệnh và phun trừ kịp thời mới có hiệu quả. Song song với việc dùng thuốc hóa học, các biện pháp canh tác như bón phân, nước tưới, làm cỏ… được thực hiện chặt chẽ thì kết hợp tròng trừ sâu bệnh mới có hiệu quả.


6. Trồng rau sạch trong nhà


Thiết lập một vườn rau xinh xắn trong ngôi nhà bé nhỏ của mình giữa nơi đô thị là mơ ước của không ít người dân thành phố. Từ nhu cầu thật này, người dân đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ trong nhà để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn với giá rẻ cho bữa ăn hàng ngày.


Trồng rau trong thùng xốp


Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống (đất thật) sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi” có nguồn dinh dưỡng hưu cơ lâu dài, thân thiệt với môi trường, không có chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trừ sâu hóa học.


Thành phần chính của đất trồng cây hệ Multi bao gồm giá thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, vi sinh vật hữu ích và bánh dầu lên men. Tạo dinh dưỡng cao giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Hiện sản phẩm đất trồng cây do GINO cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi danh cho cây rau ăn lá; rau ăn quả và hoa; cây cảnh co, cỏ và giá thể ginut chuyển thành rau mầm với giá thành chỉ 3.000 đồng/kg. Tùy nhu cầu người trồng có thể chon canh tác một trong 40 loại rau, quả từ các loại hạt giống xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải bẹ trắng, cải ngồng, cải ná, rau dềnh (đỏ, tiêu, tím), mồng tơi, rau muống hoặc trồng rau mầm từ nhiều loại hạt giống rau ăn lá khác như cải bẹ, cải ngọt, xà lách, rau muống, hành, tần ô…


Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Đào (Giám Đốc Cty Nguyễn Nông), thì hộ gia đình nên chon canh tác nhóm rau gia vị như rau quế Thái, quế Việt Nam, diếp cá, ngò gái, húng, hành lá. ớt (đỏ, xanh), thì là, chanh. hoặc nhóm rau nấu canh như rau ngót, rau dền, rau muống, bạc hà, mồng tơi, bầu bí, mướp hương và cà chua.


Theo tính toán, chi phí đầu tư trồng rau tại nhà hiện chỉ khoảng 15.000 đồng đến 60.000 đồng. Cụ thể, cứ 2 khay bằng xốp kích thướng 30 x 50 x 7cm (7.000 đồng / khay) cần 30g hạt giống rau mầm (giá 4.000 đồng) và 2kg đất trồng là giá thể Ginut nhẹ có đủ dinh dưỡng (giá 5.000 đồng). Sau khi trồng khoảng 5 – 7 ngày là có thể thu hoạch được từ 400 – 450g rau sạch (đã bỏ rễ) có giá trị dinh dưỡng tương đương 1.5kg rau bình thường. Sau thu hoạch, đất còn lại có thể tái sử dụng trồng rau mầm mới hoặc bổ sung phân bón hữu cơ để trồng các loại rau khác. Theo kiểm tra của cơ quan khoa học cho thấy rau trồng theo công nghệ này đạt 100% tiêu chuẩn. Hàm lượng kim loai như trì, asen. đồng, thủy ngân hầu hết nhỏ hơn 10% mức cho phép.


Như vậy, với vật tư, hạt giống, giá thể, dụng cụ cần thiết cho việc trồng rau có bán trên thị trường, chỉ cần khéo tận dụng khoảng không gian trống (có ánh nắng) trong ngôi nhà, như sân thượng, ban công, giếng trời, sân trước và sân sau là chúng ta đã có những vườn rau xanh xinh xắn. Ngoài góp phần mang lại những bữa cơm ngon, bổ dưỡng… trồng rau xanh trong nhà còn là hình thức lao động nhẹ nhàng, phương pháp thư giãn thú vị giảm stress hiệu quả.


7. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh


Từ lâu người ta đã thường nói “ Ăn không rau như đau không thuốc” ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên, gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân được xác định phần lớn là do rau quả có lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Để khắc phục trên mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh phù hợp áp dụng đới với người dân khu vực đô thị. Có thể vận dụng không gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang…. giúp các gia đình không có vườn, đất có thể từ trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.


Trồng rau thủy canh


Theo trung tâm giống cây trồng Phú Thọ: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn thuộc Trung tâm phát triển rau đậu châu Á do tiến sĩ Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh không phả điều chỉnh độ pH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ acid, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục. Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cây trồng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thủy canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cay rau hoàn toàn sạch và an toàn.Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thủy canh (như rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống…)


Quy trình trồng rau thủy canh khá đơn giản:


Chúng ta cần chuẩn bị vật liệu là hộp xốp là có chiều dài 40cm – 50cm, cao 15cm, ni-long đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính rọ 5cm, dáy 2,9cm, cao 7,3cm, giá thể (trấu hun) và các chất dinh dưỡng đóng can bán trên thị trường. Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà,.. nơi có ánh nắng mặt trời, làm lưới để che chắn côn trùng, hộp xốp phải được lót ni-lông đen vào đáy họp, ni-lông đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ, khoan lỗ vào các hộp có đường kính tương đương với miệng trong nhựa, khoảng cách các lỗ theo mật độ cây cây trồng.


Ví dụ: Rau cải xanh, xà lách, rau dền, cải trắng, khoan 12 lỗ; rau muống, rau húng, rau cải ngọt khoan 20 lỗ. Lót lưới nhựa vào đáy rọ để trấu không rơi xuống dung dịch dinh dưỡng, nhồi trấu hun vào rọ, xếp các rọ đã đựng trấu lần lượt vào hộp xốp, xếp khít để tránh đỗ trấu vãi ra ngoài (chú ý không nên nén chặt tay).


Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thủy canh. Để có công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước chúng ta có thể liên hệ với trung tâm giống cây trồng. Mỗi một túi dinh dưỡng bột thường sử dụng cho 12 hộp xốp. Để chia được đều ta pha dung dịch mẹ: Cho túi bột dinh dưỡng vào 6l nước lã khoắng đều cho tan hết sau đó cho vào mỗi hộp xốp 0,5l dung dịch mẹ và lên thêm mực nước cho đủ 12l nước/hộp xốp và khuấy đều là được dung dịch trồng rau. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo duy trì độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo 7 – 12 ngày tùy vụ, khi cây được 2 lá mầm thì đánh cấy vào rọ đã nhồi sẵn trấu hun sau đó xếp vào hộp xốp, mức nước trong họp xốp ngập 1/3 rọ nhựa để 3 – 4 ngày rồi xếp lên khay đã đục sẵn lỗ cho từng loại rau.


Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng cây trồng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh… Nếu là rau muống hay rau thơm… là rau thu nhiều lần cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém và những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch đối với cây lưu vụ (rau muống, rau húng); mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ.

Nguồn: Tài liệu kỹ thuật trồng rau an toàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now