【Hướng dẫn】Trồng rau trong thùng xốp chi tiết, đơn giản | Flowerfarm.vn

Ngày nay, nhiều gia đình tận dụng những khoảng không gian trống trên sân thượng, sân vườn… để canh tác rau xanh trong những chiếc thùng xốp. Trồng rau trong thùng xốp giúp cung cấp nguồn rau sạch không thuốc, cho không gian sống thêm thoáng đãng nhưng lại rất đơn giản và dễ trồng.

Trồng rau trong thùng xốp có độc hại không?

Theo như PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh của viện Công nghệ sinh học công nghệ thực phẩm cho biết thì việc trồng rau trong thùng xốp không hề gây hại gì nếu như chọn được nguồn nước và loại đất trồng phù hợp. 

Trong trường hợp người dùng sử dụng nước ô nhiễm, đất bẩn có chứa các tạp chất như thủy ngân, lưu huỳnh hoặc là chì thì sẽ gây nguy hiểm, không an toàn cho con người. Bên cạnh đó, các giá thể trồng rau như xơ dừa, trấu, mùn cưa,… khi trồng cũng không gây độc hại gì, tuy nhiên, nếu quá trình trồng và chăm sóc rau trong thùng xốp gây rơi vãi thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.

Ngoài ra, các vật dụng khác dùng để chứa nước tưới rau có thể là nơi sinh sản cực lý tưởng của muỗi, do đó, người trồng cần dọn sạch sẽ sau khi tưới. Chính vì thế mà câu trả lời cho câu hỏi trồng rau trong thùng xốp có độc hại không thì sẽ là Không. Việc trồng rau trong thùng xốp do tự tay mình làm với nguồn nước, phân, đất đảm bảo không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn là thú vui giúp giải tỏa stress sau mỗi giờ làm việc mệt mỏi.

Ưu và nhược điểm khi trồng rau trong thùng xốp

1. Ưu điểm khi trồng rau trong thùng xốp

  • Cung cấp nguồn rau hữu cơ sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình thân yêu.
  • Phương pháp trồng rau trong thùng xốp rất đơn giản, tiện lợi, dễ chăm sóc và không tốn kém quá nhiều chi phí.
  • Thời gian thu hoạch nhanh chóng giúp tiết kiệm một phần chi phí rau xanh cho chị em nội trợ.
  • Tạo cảnh quan xanh tươi, không khí thoáng đãng cho khu vực sống, góp phần nâng cao ý thức xây dựng và dạy trẻ cách bảo vệ môi trường.

2. Nhược điểm khi trồng rau xanh trong thùng xốp

  • Thùng xốp không được bền bỉ, dễ dàng nứt vỡ, hư hỏng nếu như di dời không cẩn thận.
  • Mô hình trồng rau sạch trong thùng xốp này nếu không thực hiện đúng phương pháp thì tốc độ phát triển của rau xanh sẽ chậm và mất nhiều thời gian chăm sóc.
  • Trồng rau trong thùng xốp không mang tính thẩm mỹ cao, dễ làm giảm đi vài phần vẻ đẹp trong kiến trúc ngôi nhà của bạn.

Bật mí từ A đến Z bí quyết trồng rau trong thùng xốp luôn tươi xanh

Để hạn chế tình trạng rau chậm phát triển, tốn nhiều thời gian chăm sóc và không xanh tươi. Cleanipedia xin chia sẻ đến bạn cách trồng rau sạch trong thùng xốp tại nhà luôn tươi xanh từ A đến Z qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ trồng rau trong thùng xốp

  • Thùng xốp: Tùy vào diện tích không gian trống trong nhà bạn nên chọn kích cỡ thùng xốp cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải chọn thùng xốp có độ cao ít nhất từ 30cm trở lên. Bởi vì, thùng càng sâu thì chứa càng nhiều đất và đây là yếu tố quan trọng giúp rau xanh tươi và phát triển tốt.
  • Hạt giống: Bạn nên sử dụng các loại hạt giống rau xanh phù hợp với khí hậu địa phương, dễ trồng, phát triển tốt và ít sâu bệnh. Phương pháp trồng rau trong thùng xốp này thường phù hợp với các loại rau ăn lá như rau muống, rau mồng tơi, cải cúc, rau dền, cải ngọt… Hoặc một số loại rau ăn trái như ớt, cà chua, dưa leo…
  • Phân bón: Đa phần những người sử dụng phương pháp trồng rau trong thùng xốp đều muốn cung cấp nguồn rau sạch và an toàn. Vì vậy, phân bón hữu cơ là lựa chọn hoàn hảo cho phương pháp này vì nó vừa sạch, lại vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho rau trồng. Bạn có thể lựa chọn phân xanh như phân ủ từ rau củ quả thừa hoặc phân trùn quế hoặc phân vi sinh… Và để rau phát triển nhanh, cho năng suất cao hơn bạn cũng có thể bổ sung thêm phân lân, vi lượng, NPK… theo tỷ lệ phù hợp.
  • Đất trồng: Chọn đất trồng là khâu rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến điều kiện phát triển và sinh trưởng của rau xanh. Bạn nên trộn đất sạch hoặc đất phù sa đã qua xử lý với một số thành phần tạo độ tơi xốp cho đất như mùn cưa, trấu, xơ dừa… cùng một ít phân hữu cơ.

Bước 2: Xử lý thùng xốp

Tùy vào độ lớn của thùng xốp, bạn dùng dao rọc giấy khoét từ 4 đến 8 lỗ để giúp thoát nước, cách đều nhau ở dưới đáy thùng. Bạn không nên khoét lỗ quá to vì việc này sẽ làm trôi đất trồng ra khỏi thùng xốp. Bạn nên dùng lưới hoặc kẽm bọc lại các lỗ vừa khoét. Cách này vừa giúp thoát nước vừa không rửa trôi đất và phân bón trong thùng ra ngoài.

Bước 3: Xử lý đất trồng

Đầu tiên, bạn sử dụng rơm rạ khô đã xử lý, cây dớn… đặt dưới đáy thùng xốp với mục đích lưu lại các chất dinh dưỡng cho rau xanh. Tiếp theo, bạn trộn đất trồng theo tỉ lệ là 5 phần đất trồng: 3 phần chất tạo xốp: 2 phần phân bón để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Nếu bạn muốn dùng đất phù sa hoặc đất thịt trong vườn, bạn nên phơi và khử độc cho đất trước khi trộn để hạn chế mầm bệnh gây hại cho rau. Để tiết kiệm công sức, bạn có thể mua đất tribat ở các cơ sở rau xanh vì đất tribat có đầy đủ chất dinh dưỡng mà không cần bón phân. Cuối cùng, bạn đổ đất trồng đã trộn vào ¾ thùng xốp.

Bước 4: Ngâm và ủ hạt giống

Để đảm bảo tỷ lệ hạt giống rau xanh nảy mầm cao, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: Ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 phần sôi và 3 phần lạnh trong vòng từ 1 đến 3 giờ. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch lại với nước. Sau đó, bạn ủ chúng bằng khăn vải hoặc khăn giấy ẩm trong khoảng 12 giờ hoặc lâu hơn tùy vào tỉ lệ nảy mầm của từng loại hạt. Khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ, bạn đem hạt gieo vào trong thùng xốp và phủ đất kín lên phía trên các hạt giống.

ủ hạt dưa leo

Bước 5: Gieo hạt

Khi tiến hành gieo hạt giống bạn nên sử dụng bình tưới để làm ẩm đất trong thùng. Sau đó tiến hành dùng bay hay ngón tay để tạo lỗ trên đất. Tiếp đó đặt các hạt giống đã được ủ vào phần lỗ đã được tạo. Cuối cùng là tiến hành phủ đất lên trên.

trồng rau trong thùng xốp

Lưu ý trong quá trình phủ đất, bạn cần phủ kính các hạt giống. Đồng thời phủ đều lớp mùn cưa lên toàn bộ bề mặt đất lên toàn mặt thùng để tạo độ ẩm. Gieo hạt xong, bạn tiến hành tưới nước là đã hoàn thành.

  • Trước khi gieo hạt, bạn nên trộn hạt với ít dầu hôi để tránh côn trùng tha hoặc ăn mất. Bạn không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới bắt đầu đem gieo, điều này rất dễ làm đứt rễ non và gây chết cây.
  • Khi gieo hạt, bạn không nên gieo quá nhiều vào một thùng xốp, tránh tình trạng cây mọc lên dày, chen chúc khiến năng suất không cao.
  • Sau khi gieo hạt, bạn nên dùng tấm vải mỏng phủ lên bên trên đất để giữ ấm và kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn.

Lưu ý: Bạn cũng có thể gieo song song nhiều loại rau thơm với nhau trong cùng 1 thùng xốp như: rau húng, mùi, bạc hà… Bạn nên trồng riêng biệt từng thùng xốp đối với các giống cây lớn như cà chua, ớt, dưa leo… Vì nếu trồng chung cùng 1 thùng thì khi các loại cây này cao lên sẽ chen lấn diện tích lẫn nhau khiến chúng không thể phát triển tốt và cho năng suất cao.

Bước 6: Chăm sóc rau xanh trồng trong thùng xốp

Bạn cần thường xuyên kiểm tra, tưới nước định kỳ cho rau xanh, không nên để cho rau thiếu nước hoặc quá nhiều nước, điều này sẽ khiến rau khô héo hoặc úng. Vào những ngày nắng nóng hay khô hạn, bạn nên tưới nước cho cây ít nhất từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Vào ngày mưa thì bạn nên hạn chế tưới nước và chỉ tưới nước khi mặt đất trồng khô hạn.

Ngoài ra bạn nên tận dụng những nước tươi với nhiều dưỡng chất như nước vo gạo, nước rửa rau, bã cà phê hay bã chè. Đây là những nước tưới mang đến nhiều dinh dưỡng cho cây. Sử dụng nước tưới này vừa cung cấp cho cây những dưỡng chất tối vừa tối ưu được lượng nước sử dụng.

Để rau xanh phát triển tươi tốt và nhanh chóng thì nên để rau ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi rau còn non thì không nên đặt rau ở nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, bạn nên đặt các cây non này vào nơi có bóng râm hoặc dùng màn che nilon để che chắn, bảo vệ cho đến khi cây lớn và cứng cáp.

Bước 7: Tỉa thưa cây và sang khay

Việc tỉa thưa cây và sang khay cho cây sẽ giúp cho cây có không gian lớn lên và sinh trưởng. Khi mật độ cây trồng quá nhiều sẽ làm cho các cây thiếu nguồn dưỡng chất.
Ngoài ra, sự cạnh tranh của cây trong mật độ lớn làm cho cây còi cọc và không được phát triển đều. Chính vì điều này mà bạn cần tỉa thưa cây khi cần và chuyển cây sang giá thể trồng mới khi cần thiết.

Bước 8: Thu hoạch rau xanh

Nếu như áp dụng đúng các bước trồng rau ở phía trên, bạn sẽ dễ dàng thu hoạch được nguồn rau tươi xanh và năng suất cao. Và với phương pháp trồng rau trong thùng xốp tại nhà, bạn có thể an tâm về chất lượng và độ an toàn của các loại rau xanh này. Vì đã chọn lọc kỹ càng từ khâu hạt chống, đất trồng, phân bón… ngay từ đầu. Tuy nhiên bạn nên trồng rau củ quả theo phương châm “mùa nào trồng rau nấy” để thu hoạch được lượng rau dồi dào nhất.

Tùy thuộc vào mỗi loại rau khác nhau thì bạn có thể tiến hành thu hoạch từ 20 cho đến 30 ngày. Để thu hoạch rau trong thùng xốp, bạn có thể cắt sát gốc để rau có thể mọc mầm tiếp hoặc là nhổ toàn bộ cây rau để trồng đợt rau mới. Đối với phần rau mà bạn nhổ cả rễ và phần rau có lá úa thì bạn có thể vùi chúng vào đất để tạo nên phân bón hữu cơ tự nhiên cho rau.

Mẹo vặt giúp xử lí sâu bệnh an toàn cho cây rau

Khi cây rau có dấu hiệu bị sâu bệnh, bạn không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì nó sẽ không đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo qua phương pháp diệt sâu bọ bằng dung dịch thảo mộc.

Việc điều chế dung dịch này rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm gừng, tỏi, ớt (mỗi loại một kg) và 3 lít rượu trắng. Trộn chung gừng, tỏi, ớt với nhau, sau đó dã nhuyễn và trộn chung với rượu trắng, đem ủ kín từ 15 – 20 ngày trong chum sành.

Cứ 200ml dung dịch thì bạn pha chung với 5 lít nước lã rồi xịt lên rau và đất ở trong luống, như vậy sẽ giúp giảm tình trạng rau bị sâu bệnh hại. Nên phun trong giai đoạn rau mới trồng và sau khi rau trồng được 1 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nha.

Bạn đang muốn tận dụng sân nhà mình để trồng rau trong thùng xốp. Nhưng bạn đang thắc mắc rằng, nên trồng cây gì vừa đơn giản vừa dễ chăm sóc? Hãy tham khảo top 5 loại rau trồng trong thùng xốp dưới đây:

Top 10 loại rau dễ trồng trong thùng xốp

Rau muống

Gợi ý đầu tiên về các loại rau dễ trồng trong thùng xốp là rau muống vì rau chứa nhiều dinh dưỡng, dễ ăn mà cũng rất dễ trồng, thậm chí chỉ cần tưới nước hàng ngày mà không cần bón phân. Bạn có thể trồng rau muống bằng hạt hoặc đợt rau muống già mà bạn vứt đi sau mỗi lần nấu cơm.

Bạn chỉ cần đổ đất vào thùng xốp sau đó rải hạt rau muống đều lên bề mặt, tưới nước thường xuyên vì rau muống rất háo nước. Khoảng 30-40 ngày sau khi trồng, bạn có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch chỉ cần bón phân và tưới nước lại là nó lên lại và có thể thu hoạch 5-6 lần nữa.

Các loại rau cải

Các loại rau cũng có trong danh sách các loại rau dễ trồng trong thùng xốp cải như cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, cải cúc,… cũng là loại rau xanh, dễ trồng mà không tốn diện tích. Cây này ưa nắng nên hãy trồng ở nơi thoáng mát, có nắng và cây tường được trồng bằng hạt.

Ươm rau cải vào khay ươm hoặc thùng xốp. Sau đó trồng cây con vào thùng xốp với khoảng cách cây cách cây 20-25cm với mỗi vị trí là 2 cây con. Khi cây cao được 5cm thì tiến hành tỉa bớt, mỗi vị trí chỉ để lại 1 cây khỏe mạnh hơn và trồng dặm những nơi cây đã chết. thường xuyên tưới và bón phân cho cây, sau khi trồng 30-40 ngày là bạn có thể thu hoạch được.

Rau mồng tơi

Các món được nấu từ rau mồng tơi rất thanh mát trong những ngày hè oi bức. Đồng thời rau mồng tơi cũng rất dễ trồng và chăm sóc tại nhà vì vậy.

trồng mồng tơi

Bạn ươm hạt mồng tơi trước, sau đó đem ra đất trồng với khoảng cách 20 – 25cm. Thường xuyên tưới và bón phân, chăm sóc. sau 30-40 ngày bạn có thể thu hoạch và chăm sóc để tiếp tục thu nhiều đợt sau.

Rau xà lách

Rau xà lách có thể ăn sống rất tiện lợi, nếu có một vườn nhỏ xà lách trong nhà thì rất tiện lợi trong việc nấu nướng, đó là lý do Namix cho rau xa lách vào danh sách các loại rau dễ trồng trong thùng xốp.

Cách trồng râu xà lách: Với rau xà lách, bạn cũng cần ươm hạt trước, sau đó trồng cây cách cây 20-25cm. Thường xuyên tưới nước và bón phân sau 30-40 ngày có thể thu hoạch.

Rau dền

Rau dền là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và cũng rất dễ trồng tại nhà (cả rau dền cơm hay rau dền đỏ). Cách trồng rau dền: Rau dền được trồng bằng hạt, sau khi ươm lên thì trồng với khoảng cách 20cm sau 30 ngày có thể thu hoạch. Sau đó bạn có thể châm thêm để thu thêm một đợt nữa.

Cà chua

Cá chua ngoài nấu ăn còn có thể đắp mặt làm đẹp, xay sinh tố. Trồng cà chua cũng không cần tốn quá nhiều diện tích, bạn có thể tận dụng những bức tường hay một cái cột, cái hàng rào để trồng.

Cách trồng cà chua: Bạn có thể ươm hạt và trồng cà chua vào một cái chậu nhỏ, khi cà chua ra quả thì cần cung cấp thêm phân để cây có dinh dưỡng giữ sức và nuôi quả.

Cà rốt

Cà rốt thích hợp trồng ở sân thượng hơn ban công, vì nó ưa sáng. Chỉ cần có đủ ánh sáng là cây có thể phát triển tốt. Cách trồng cà rốt: Trồng cà rốt bằng hạt và nó mất khoảng hơn 3 tháng để phát triển; thường xuyên tưới nước và giữ cho đất ẩm nhưng không ướt, có thể dùng lớp phủ nông nghiệp Namix để che phủ độ ẩm của đất.

Dưa chuột, bí và mướp đắng

Nếu muốn làm một bóng mát trên sân thượng thì trồng những cây này là một giải pháp tốt. Ngoài ra, bạn có thể trồng cây để tạo môi trường cho những cây rau ưa bóng mát như lá lốt,… Ươm hạt dưa chuột, bí và mướp đắng, khi hạt nảy mầm thì bắt đầu đem hạt ra trồng. Thường xuyên tới nước và bón cho cây ít phân hữu cơ. Khi cây cao được 20-30cm thì bạn bắt đầu làm giàn cho cây.

cách trồng dưa leo
cách trồng dưa leo

Cây đậu cove

Cây đậu cove có thể trồng trong một chậu nhỏ rồi làm giàn hoặc tận dụng hàng rào cho nó leo lên. Bạn có thể trồng ở trên sân thượng hoặc ở dưới sân nhà, trồng ở ban công thì cần chon

Cách trồng cũng tương tự như mướp, bí nhưng đậu ve có bộ lá to nên tốc độ thoát hơi nước nhanh. Vì vậy bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây nhưng tránh tưới lên lá và tán cây để tránh bị nấm.

Các loại cây gia vị

Các loại cây gia vị như diếp cá, húng quế, tía tô, hành lá cũng có thể trồng tại nhà trong thùng xốp. Ngoài trồng bằng hạt bạn có thể nhân giống bằng cách giâm cành già. Các loại rau này cũng ít sâu bệnh nên khá dễ chăm sóc, chỉ việc tới nước và bón phân.

Cách trồng: Bạn có thể trồng bằng hạt giống ở ngoài tiệm hoặc giâm những cành già, sau đó chỉ việc tưới nước ngày 2 lần là được.

Hy vọng qua bài chia sẻ trên các bạn đã có thêm được kinh nghiệm trồng rau trong thùng xốp  tại nhà thật đơn giản, bổ ích và cho năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now