Cá Voi có tên tiếng anh là Whale và tên gọi khoa học của chúng là Cetacea. Hiện nay trên trái đất, người ta đã tìm thấy khoảng 90 loài cá Voi khác nhau.
Hầu hết chúng đều sinh sống ở các đại dương lớn, chỉ có khoảng 5 loài là sống trong môi trường nước ngọt.
Cá Voi là sự tiến hóa từ những loài động vật có vú sống ở trên cạn. Tổ tiên của chúng là những loài động vật ăn thịt thuộc bộ móng guốc thuộc giống chevrotain.
Loài này đã tuyệt chủng từ khoảng 48 triệu năm về trước, giống Cetaceans và giống Archaeocetes
Sau những biến đổi về địa chất, những loài động vật thuộc giống Cetaceans và giống Archaeocetes, dần tiến hóa và chuyển xuống sống ở bên trong môi trường nước.
Khoảng 5 – 10 triệu năm trở lại đây chúng mới thật sự tiến hóa và hoàn toàn thích nghi được với cuộc sống ở môi trường nước.
Đặc điểm hình thái của cá Voi Cá Voi được xếp vào dòng động vật có vú nhưng do chúng sống trong môi trường nước nên vẫn được gọi là cá.
Cá Voi có thân hình tròn, phần đầu không linh hoạt, 2 bên hông có phần vây được gọi là chân chèo, cá Voi không có vành tai ngoài, phần vây lưng và đuôi rất lớn.
Đầu của cá Voi
Phần đầu của chúng tương đối phẳng và hộp sọ khá nhỏ. Đôi mắt của chúng khá bé so với tỷ lệ cơ thể và được bố trí ở phía 2 bên đầu, chiếc mõm của chúng có cấu tạo thuôn dài.
Cá Voi có kích thước cơ thể tương đối lớn, kích thước cơ thể của chúng phụ thuộc vào giống nòi của chúng. Có những loài cá Voi khi trưởng thành cân nặng chỉ đạt khoảng 76kg, nhưng cũng có dòng cá Voi nặng đến 200 tấn.
Chiều dài cơ thể của chúng cũng dao động từ 1,7 – 21m. (Dòng cá Voi xanh được xếp vào dòng cá lớn nhất ở trên thế giới).
Cá Voi hô hấp bằng gì
Cá Voi là một trong những loài động vật có vú, chính vì vậy chúng cần phải có sự hô hấp giống như các loài động vật ở trên cạn.
Cá Voi lấy oxi bằng cách bơi lên gần mặt nước để nhả khí cacbonic và hít khí oxi ở trong không khí.
Khi chúng nhảy xuống nước, phần lỗ mũi của chúng sẽ khép chặt lại chỉ đến khi chúng nổi lên lấy oxi phần lỗ mũi này mới được mở ra và phun nước lên.
Chính đặc điểm tự nhiên này, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu có thể dễ dàng phân biệt cá Voi và các loài cá lớn khác ngay từ xa.
Thị giác của Cá Voi
Với cấu tạo vị trí của đôi mắt được đặt ở phía 2 bên hộp sọ cùng phần mõm nhọn, khiến cho thị giác của cá Voi được tốt hơn, đặc biệt chúng có thể quan sát rất rõ những chuyển động ở 2 phía.
Đôi mắt của cá Voi có thể nhìn tập trung cao và nhìn ở trong những vùng ánh sáng yếu.
Tuy nhiên, so với các loài cá khác thị giác của cá Voi tương đối kèm nhưng bù lại thính giác của chúng lại vô cùng tốt.
Thính giác Cá Voi
Do sinh sống trong môi trường nước nên phần tai ngoài của cá Voi đã bị tiêu biến và chỉ còn lại một lỗ nhỏ
Bù lại, phần tai trong của cá Voi lại vô cùng phát triển và vô cùng nhạy bén. Đôi tai trong của chúng có thể nghe, cảm nhận từ những tần số âm thanh vô cùng nhỏ dù cách xa chúng hàng chục dặm.
Đây chính là đặc điểm giúp chúng có thể săn mồi dễ dàng và chính xác.
Cá Voi định vị âm thanh thế nào?
Cá Voi có khả năng định vị âm thanh vô cùng nhạy bén. Từ những âm thanh phát ra chúng có thể xác định được vị trí – khoảng cách.
Kích thước của con mồi và môi trường nước chúng đang ở để chúng có thể dễ dàng thích nghi và săn bắt con mồi.
Khả năng định vị âm thanh còn bổ trợ cho đôi mắt của chúng khi sống ở trong môi trường nước thiếu ánh sáng.
Ngoài ra, khả năng định vị âm thanh những chú cá heo còn sử dụng để liên lạc với bầy đàn của chúng.
Chính bởi khả năng đặc biệt này, nhiều chú cá Voi đã được coi người nuôi dưỡng và huấn luyện để làm xiếc.
Cá Voi có tuổi thọ sống tương đối cao, dao động trong khoảng 30 – 70 năm tuổi. Loài cá Voi xanh có tuổi thọ trung bình vô cùng cao, chúng có thể sống từ 80 – 110 năm tuổi.
Khi cá thể cá Voi trong tự nhiên chết, cơ thể của chúng sẽ phình to ra và có thể phát nổ.
Tính ăn
Dựa theo hình thức ăn uống của cá Voi, chúng ta có thể chia làm 2 dạng:
Cá Voi có răng (Odontoceti): dòng này bao gồm cá nhà táng, cá Voi trắng và các loài cá heo.
Những loài phần hàm có cấy tạo nhiều răng nên chúng có thể ăn các loại cá lớn, mực và các loại động vật biển.
Trong đó loài cá hổ kình là loài chuyên bắt hải cầu làm thức ăn của chúng.
Cá Voi tấm sừng hàm (Mysticeti): dòng này có đặc trưng là không có răng như là cá Voi xanh, cá Voi lưng gù, cá Voi lưng xám, cá Voi đầu cong…
Thức ăn của những loài này là những động vật nhỏ như cá (cá trích, cá mòi, cá vược), các loại động vật nhỏ dưới đáy biển (tôm, cua) và các động vật nhuyễn thể (sinh vật phù du).
Theo thống kê, trung bình một ngày một con cá Voi với kích thước trung bình có thể tiêu thụ một lượng thức ăn lên tới 227kg.
Đặc trưng tính cách của cá Voi
Cá Voi là một dòng cá lớn nhưng chúng không làm hại con người và tàu thuyền trên biển. Chúng có thể phân biệt đâu là con mồi chúng tấn công đâu là con người không nên tấn công.
Chính vì vậy, những chú cá Voi được con người nuôi và huấn luyện rất nhiều.
Một đặc điểm nữa của cá Voi không thể không nhắc tới – chính là độ thông minh của chúng.
Phần cấu tạo não của cá Voi có tế bào thần kinh trục chính gần giống với của con người.
Chính vì vậy, mọi cảm xúc, hành động và khả năng phán đoán của chúng đều rất cao và chính xác.
Những chú cá Voi khi sống ở trong môi trường nuôi nhốt và huấn luyện chúng có khả năng thực hiện và làm theo sự hướng dẫn của con người.
Một số những chú cá Voi khi được con người nuôi chúng còn có thể bắt chước giọng nói rất tốt.
Không chỉ thông minh, phản xạ nhanh những chú cá Voi còn vô cùng nhạy bén và giàu tính cảm. Chúng có thể cảm nhận được cảm xúc của con người để cùng chia sẻ.
Đặc điểm sinh sản
Cá Voi là một loài cá có hình thức sinh sản tương đối đặc biệt. Chúng là loài cá đẻ con và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Theo như một vài nghiên cứu, cá Voi cái bắt đầu giao phối và sinh sản khi chúng được 5 tuổi hoặc có thể muộn hơn là năm 15 tuổi.
Quá trình cá Voi đực và cá Voi cái giao phối được thực hiện trong suốt mùa đông và quá trình mang thai của cá Voi cái kéo dài từ 10 – 12 tháng.
Sau khi sinh sản, cá Voi cái sẽ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong khoảng 6 tháng tuổi thì mới cai sữa.
Phân loại cá Voi
Trên thế giới có khoảng 90 loài cá Voi với kích thước và môi trường sống khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một vài giống cá Voi nổi tiếng nhất ở trên thế giới.
Cá Voi sát thủ
Cá Voi sát thủ là dòng cá Voi có kích thước trung bình ở trong bộ cá Voi. Trung bình một con cá Voi sát thủ khi trưởng thành có chiều dài từ 6 – 9m và cân nặng của chúng dao động từ 3 – 4,5 tấn.
Loài cá Voi này dù có kích thước lớn nhưng tốc độ của chúng lại rất nhanh có thể đạt đến 56km/h.
Cá Voi sát thủ thuộc dòng voi có răng – số lượng răng của chúng lên tới 50 chiếc vô cùng sắc nhọn và vô cùng lớn.
Cá Voi sát thủ Cá Voi sát thủ chuyên sống thành từng bầy đàn để cùng nhau hợp tác kiếm ăn (thông thường một gia đình cá Voi sát thủ sẽ có khoảng 3 – 5 con).
Cá Voi sát thủ được mệnh danh là sát thủ săn mồi dưới đại dương vì cách săn mồi của chúng vô cùng tàn nhẫn và cũng rất hiệu quả.
Thậm chí, dòng cá Voi sát thủ có thể ăn thịt đồng loại của chúng chính chúng.
Cá Voi trắng Beluga
Cá Voi trắng là loài cá Voi có màu sắc vô cùng đặc biệt, khi mới sinh ra chúng có màu xám hoặc là màu nâu nhưng khi trưởng thành chúng chỉ có màu trắng.
Cá Voi trắng khi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 4 – 6m, mình tròn và không có vây.
Cá Voi trắng Beluga sinh sống ở vùng ven biển Bắc Bắc Dương và thường sống thành bầy đàn.
Cá Voi trắng Beluga Những chú cá Voi trắng vô cùng thông minh và thích giao tiếp, chúng có thể sử dụng ngôn ngữ rất đa dạng và có thể bắt chước rất nhiều tiếng động.
Loài cá Voi trắng là một loài hiền lành, chính vì thế số lượng cá thể loài của chúng bị đe dọa rất nhiều bởi con người và các loài động vật biển lớn khác.
Năm 2008, những chú cá Voi trắng Beluga được xếp vào sách đỏ, một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cần phải được bảo tồn.
Cá Voi nhám
Cá Voi nhám hay còn được gọi là cá mập voi có tên khoa học là Rhincodon typus. Hiện là một trong số ít các loài cá có kích thước lớn còn tồn tại tới ngày nay.
Cá Voi nhám Cá nhám voi xuất hiện nhiều nhất tại khu vực các bãi đá ngầm tại Ningaloo. Chúng thường sống đơn độc một mình, hiếm khi xuất hiện theo đàn.
Cá nhám voi có kích thước cơ thể tương đối to lớn, chiều dài cơ thể dao động từ 9 tới 11 m, cân nặng dao động từ 10 tới 15 tấn.
Cá Voi Bryde
Cá Voi Bryde Cá Voi Bryde có tên khoa học là Balaenoptera brydei, dòng cá này thường sống theo bày đàng tương tự như cá cơm cá trích.
Chúng xuất hiện nhiều nhất tại các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số ít được tìm thấy tại vùng biệt nhiệt đới tại Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Cá Voi lưng gù
Cá Voi lưng gù thuộc dòng cá Voi tấm sừng hàm. Dòng cá Voi này là loài có kích thước cơ thể tương đối lớn, một chú cá Voi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 12 – 16 tấn và nặng trong khoảng 30 – 36 tấn.
Loài cá Voi lưng gù rất thông minh, những chú cá Voi đực có thể tạo ra một bản nhạc kéo dài từ 10 – 20 phút.
Cá Voi lưng gù Cá Voi lưng gù chủ yếu sinh sống ở các đại dương lớn, đến mùa di cư chúng thường di chuyển đến các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản.
Thức ăn của chúng hầu hết là những động vật thân mềm và cá.
Loài cá Voi lưng gù sống rất tình cảm, chúng có thể sẵn sàng ra tay cứu giúp bảo vệ các loài vật nhỏ hơn như loài cá kình, cá Voi xám, hải cẩu, sư tử biển và cứu con người.
Tuy nhiên, chúng sẵn sàng chiến đấu với loài cá Voi sát thủ (loài cá Voi sát thủ chuyên rình rập và tấn công cá Voi lưng gù).
Cá Voi xanh khổng lồ
Cá Voi xanh được mệnh danh là loài cá khổng lồ, chúng có thân hình thuôn dài tới tận 30m và cân nặng của chúng có thể lên đến 180 – 200 tấn, có những cá thể cá Voi xanh còn nặng hơn.
Cá Voi xanh có màu xanh xám và mặt lưng của chúng có màu nhạt hơn. Chúng sinh sống rộng rãi ở các vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cá Voi xanh khổng lồ Loài cá Voi xanh có thân hình to lớn nhưng lại vô cùng hiền lành và thức ăn của chúng chỉ là những loài cá nhỏ và giáp xác sinh sống ở dưới biển.
Ngoài những loài cá Voi kể trên, còn rất nhiều loài cá Voi phổ biến: cá Voi mõm khoằm, bạch tạng cá Voi hoa tiêu, cá Voi đầu búa…..
Các mối đe dọa đến cá Voi
Môi trường sống: Cá Voi xanh sinh sống ở rất nhiều các vùng biển trên thế giới. Những vùng biển ở Đại Tây Dương, phía nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là những vùng phát hiện có nhiều loài cá Voi nhất.
Tại Việt Nam, ở vùng biển Nghệ An và Đà Nẵng, Sầm sơn cũng đã từng phát hiện ra cá Voi dạt vào bờ. Có thể nói, môi trường sống của cá Voi khá đa dạng và phân bổ ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Mối đe dọa: mối đe dọa đối với loài cá Voi khi sinh sống ở trên biển là khá nhiều nhưng nguyên nhân chính lại đến từ con người.
Săn bắt và giết hại cá Voi: bắt đầu từ thời trung cổ, con người đã đánh bắt cá Voi phần thịt để làm thực phẩm và phần xương chắc khỏe dùng để làm nhà ở.
Đến khoảng thế kỷ 18 và 19, con người giết hại cá Voi không những để lấy thịt mà còn dùng để làm váy xòe và khung áo ngực.
Dòng cá Voi – cá nhà táng còn bị lấy tinh trùng làm chất bôi trơn phục vụ cho ngành cơ khí, sức khỏe y tế và sản xuất dầu thơm.
Chính vì sự đánh bắt nhiều và bừa bãi số lượng cá thể cá Voi bị sụt giảm nghiêm trọng.
Đến giai đoạn năm 1985 – 2005, việc giết hại cá Voi với mục đích buôn bán thương mại đã bị cấm ở trên toàn thế giới để bảo vệ sinh tồn cho loài cá Voi.
Ô nhiễm môi trường sống: đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều đến sự sụt giảm các cá thể cá Voi sống trên biển. Sự tác động của con người khiến cho nước biển bị ô nhiễm nặng nề cùng với đó là thủng tầng ozon gây nên sự nóng dần lên của trái đất khiến cho môi trường nước thay đổi.
Trên đây, BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả các thông tin về cá Voi. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về là cá khổng lồ của biển cả nhé.
Latest posts by Congdungkate
(see all )