Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai | Flowerfarm.vn


Phân loại cây dáng thế dựa vào dáng thế cây và số lượng cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau:


1. Dáng cơ bản


1.1. Dáng trực là gì?


Cây dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0o (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).


* Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…


Cây thông dáng trực thế trượng phu


Cây thông dáng trực thế trượng phu


Cây si dáng trực và cây sanh dáng trực


Cây si dáng trực và cây sanh dáng trực


1.2. Dáng xiên (xiêu)/nghiêng hay dáng tà là gì?


Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20o – 70o.


* Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.


Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.


Cây Sanh dáng nghiêng và cây Hoa giấy dáng nghiêng


Cây Sanh dáng nghiêng và cây Hoa giấy dáng nghiêng


Cây Sanh dáng nghiêng cành phóng và Cây Sanh dáng nghiêng


Cây Sanh dáng nghiêng cành phóng và Cây Sanh dáng nghiêng


1.3. Dáng hoành là gì?


Dáng hoành là là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.


Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o)


* Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng…


Cây Hoa giấy dáng hoành


Cây Hoa giấy dáng hoành


Cây Cần thăng dáng hoành và Cây Sanh dáng hoành


Cây Cần thăng dáng hoành và Cây Sanh dáng hoành


3.1.4. Dáng huyền là gì?


Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o.


Cây sanh dáng huyền và Cây Hoa giấy dáng huyền


Cây sanh dáng huyền và Cây Hoa giấy dáng huyền


* Ý nghĩa của cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.


Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.


2. Một số thế cơ bản của cây cảnh, bonsai


2.1 Thế từ cây một thân


a. Thế trượng phu


Tùng la hán thế trượng phu


Tùng la hán thế trượng phu


Cây dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, bộ rễ to, khoẻ, vững trắc. cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây.


Cây trong chậu nhưng có cảm giác cao ngút ở đại ngàn phỏng theo cây thông ngạo nghễ, hiên ngang đứng trên núi cao. Cây nói nên khí tiết của đấng trượng phu, thẳng thắn, cương trực…


b. Thế nhất trụ kình thiên


Là cây dáng trực, khoẻ khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao, để lộ thân cây to cho ta một cảm giác khoẻ khoắn.


Ý nghĩa nói về thế lực nhỏ bé nhưng dũng ảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn


Cây sanh thế nhất trụ kình thiên


Cây sanh thế nhất trụ kình thiên


c. Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ)


Tam đa gồm: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước muốn chung của con người xa xưa.


Thế được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân cũng gọi là thế tam đa). Kiểu cổ các tán được cắt tả tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niện quả phúc thì phải tròn. Ngày nay, cành và ngọn đã được cắt tỉa phóng thoáng, linh hoạt, tự nhiên hơn và dáng sử dụng là trực biến hoá.


Thế tam đa


Thế tam đa


– Ngày nay, quan niệm về thế tam đa cũng thay đổi:


“Nhiều con – Túng thiếu – Giảm thọ


Ít con – Dư dật – Trường thọ”


d. Thế ngũ phúc


Cây thế ngũ phúc (4 cành 1 ngọn) cũng tương tự như cây tam đa. Thế này thường ở dáng trực biến hoá Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy là đạt


Thế ngũ phúc


Thế ngũ phúc


Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất.


e. Thế bạt phong


Thế bạt phong


Thế bạt phong


Thường là cây dáng xiêu, thường gọi là xiêu phong. Trong tạo hình các nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán thưa, rõ tán, nhánh, cành lượn sóng có cảm giác gió đang thổi mạnh


Thế cây như một con người đang vượt qua bão táp để đi tới đích, nói nên khí phách quả cảm, ý chí kiên cường của con ngời trước mọi bão táp của cuộc đời.


f. Thế bạt phong hồi đầu


– Tương tự như thế bạt phong chỉ khác là cổ cây quặt về phía sau, ý nghĩa thể hiện con người cố gắng vượt qua bão táp nhưng còn ngoảnh nhìn về phía sau đầy lưu luyến và hứa hẹn đối với quê hương.


Thế bạt phong hồi đầu


Thế bạt phong hồi đầu


g. Thế long thăng


– Cách thứ nhất: Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì dễ, chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó, nhiều người vẫn uốn được.


– Cách thứ hai: Thăng lên nhưng đầu năm dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nghệ thuật trong thăng là thân mình phải quật khởi mới mới đúng điệu.


Thế Long thăng


Thế Long thăng


Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho lòng cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ.


h. Thế thác đổ


Thế thác đổ


Thế thác đổ


Thế này cây cảnh cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biểu hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.


i. Thế Hạc lập


Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công.


Thế Hạc lập


Thế Hạc lập


k. Thế phượng vũ


Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phượng có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay dở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi.


Thế phượng vũ


Thế phượng vũ


2.2 Thế từ cây 2 thân một gốc


a. Cây thế phụ tử, mẫu tử


Cách làm cây: Cây có 2 thân cùng gốc. Đường kính thân cây con tối đa bằng 2/3 đường kính cây cha mẹ. Chiều cao thân cây con không vợt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ


Thế phụ tử


Thế phụ tử


+ Cây thế phụ tử có dáng trực, khoẻ khoắn. Thân con thường ở giữa canh số 1 và số 2


Thế mẫu tử


Thế mẫu tử


+ Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển.


+ Vị trí thân cây con không bị các cành của thân cha mẹ che lấp


+ Thân cha mẹ có thể lấy 2 hoặc 4 cành 1 ngọn tuỳ theo nét đi của cha mẹ. Thân tử sẽ phân cành ngọn tuỳ theo cành ngọn của cha mẹ làm sao cho tổng số cành của 2 thân là số lẻ.


b. Cây thế huynh đệ


Người chơi cây thế quan tâm tìm những cây hai thân một gốc để tạo thế huynh đệ với ý nghĩa về giáo dục đạo đức. Ông cha ta có câu


“Quyền huynh thế phụ – Anh thay mặt cha


Huynh đệ như thủ túc – Anh em như chân tay”


– Yêu cầu đối với thế này


+ Chạc cây liền cùng với gốc


+ Chạc cây phải khép sát nhau


+ Độ lớn và chiều cao hai cây vào khoảng một 10 một 8


– Chú ý:


+ 2 cây dáng trực, khoẻ khoắn – anh em trai


+ Thân to thẳng khoẻ, thân nhỏ mềm mại – Anh trai, em gái…


Tùng cối - ThếHuynh đệ và Sanh - Thế huynh đệ đồng khoa


Cây Tùng cối – Thế Huynh đệ và Sanh – Thế huynh đệ đồng khoa


Bỏng lẻ - Thế tỷ muội và Ngâu - Thế tỷ muôị


Cây Bỏng lẻ – Thế tỷ muội và cây Ngâu – Thế tỷ muội


2.3 Những thế từ cây môṭ gốc ba thân hoăc̣ ba thân trồng ghép trởlên


a. Thế tam đa.


Theo truyện dân gian TQ, thì Phúc – Lộc – Thọ là 3 vị thần chăm lo cho dân về các mặt phúc, lộc, thọ có tên là “Phúc tinh, Lộc tinh và Thọ tinh” Cấu tạo của thế này là cây 1 gốc 3 thân hoặc 3 cây trồng ghép lại hoặc 3 cây liền nhau qua bộ rễ (liên căn)


Thế tam đa


Thế tam đa


b. Thế Ngũ phúc


Cây 1 thân 5 tán (4 cành, 1 tán) hoặc là cây 1 gốc 5 thân (trồng ghép) thể hiện: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh


Thế này trồng bằng năm cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp


Thế ngũ phúc


Thế ngũ phúc


Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp.


c. Thế rừng cây


Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.


Thế rừng cây


Thế rừng cây


2.4. Một số thế khác


a. Thế lưỡng long tranh châu


Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa.


Thế lưỡng long tranh châu


Thế lưỡng long tranh châu


b. Thế long đàn phượng vũ


Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng.


Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây.


Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tán nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng, thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.



Thế long đàn phượng vũ


c. Thế bàn hổ phục


Thế này cũng có thể uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu. Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.


Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bạch hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên, thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uỷên chuyển


Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ. Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền.


Thế bàn hổ phục


Thế bàn hổ phục


d. Thế long mã hồi đầu


Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tán nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên.


Cây cao uốn thân long, cong cong văn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tán to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, phải lựa những cây mềm dẻo, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp.


Thế long mã hồi đầu


Thế long mã hồi đầu

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh – Bộ NN&PT NT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now