Hồng hoa có tác dụng gì? Bài thuốc sử dụng hồng hoa

Cây hồng hoa là dược liệu từ lâu đã xuất hiện trong các bài thuốc điều trị khí huyết. Hồng hoa có hiệu quả rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, điều trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh…Vậy hồng hoa có tác dụng gì? Cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây của FlowerFarm.

Tìm hiểu chung về cây hồng hoa

Đặc điểm thực vật của cây hồng hoa

Cây hồng hoa

Hồng hoa là một loại cây nhỏ và sống hàng năm Chiều cao của cây hồng hoa là khoảng 0,6 đến 1m hoặc có thể cao hơn. Thân cây đứng, vỏ nhẵn và có vạch dọc, thường phân cành ở phía ngọn.

Lá cây hồng hoa mọc so le và gần như không có cuống lá, gốc lá tròn ôm sát thân cây. Phiến lá hồng hoa có hình bầu dục hoặc có thể là hình trứng với chiều dài khoảng 4 – 9cm, chiều rộng từ 1 – 3cm, phần chóp nhọn sắc còn mép lá có hình răng cưa nhọn nhưng không đều. Mặt lá khá nhẵn, có màu xanh lục sẫm, gân lá ở chính giữa thường lồ lên cao.

Hoa hồng hoa thường mọc thành từng cụm ở ngọn hoặc chót cành, bao chung nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau. Lá bắc có gai ở bên mép hoặc ở chóp. Hoa của cây hồng hoa khá nhỏ, có màu đỏ cam, đính trên đế hoa dẹt. Quả  hồng hoa là dạng quả bế, có hình trứng và có 4 vạch lồi.

Thành phần hoạt chất trong cây hồng hoa

Trong phần hoa của cây hồng hoa có chứa 2 sắc tố chính là vàng và đỏ. Sắc tố đỏ chính là thành phần carthamin chiếm khoảng 0,3-0,6% và không tan trong nước. Sắc tố vàng có thể tan trong nước. Lúc này thành phần ios carthamin sẽ dần chuyển thành các hoạt chất như luteolin 7 – glucosid, carthami và 3- rhamnoglucoside của kaempferol.

Phần hạt của cây hồng hoa có chứa khoảng 20-30% dầu và 12-15% protein. Dầu của hồng hoa thường rất giàu glycerid của các acid béo không trung hòa với hàm lượng trên 90%.

Tác dụng của hồng hoa là gì?

Hồng hoa có nhiều tác dụng khác nhau

Hồng hoa có tác dụng gì? nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Qua đó có thể thấy,  vị thuốc quý này có các tác dụng chính như sau:

Theo nghiên cứu hiện đại

Hồng hoa có các tác dụng như:

  • Tăng co bóp tử cung rõ rệt. Nếu sử dụng dược liệu với liều lượng nhỏ sẽ cho thấy hiệu quả tử cung co bóp đều. Nếu sử dụng với liều lượng lớn sẽ khiến cho tử cung co bóp tăng nhiệt. Đôi khi có thể làm rung cơ tử cung. Đối với tử cung của động vật đang mang thai, việc sử dụng loại dược liệu sẽ làm tăng co bóp tử cung khá rõ ràng.
  • Tạo hưng phấn trong một thời gian ngắn đối với cơ trơn của ruột.
  • Hạ áp: Hồng hoa có tác dụng gì? Đó chính là tăng cường lưu lượng máu dinh dưỡng đến cơ tim, đồng thời còn giúp tăng lưu lượng máu đến động mạch vành trong một thí nghiệm trên chó được gây mê.
  • Tác động và ức chế khả năng ngưng lặp tiểu cầu.
  • Trong một thí nghiệm ở chó và chuột bạch lớn, hồng hoa có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim diễn ra trên mô hình thắt động mạch vành của chó. Gây ra tình trạng thiếu hụt máu cơ tim ở chuột bạch lớn.

Theo các tài liệu Đông y

Hồng hoa có tác dụng gì? Theo ghi chép trong Đông y, hồng hoa có công dụng:

  • Công dụng: Hoạt huyết khu ứ thông kinh.
  • Chủ trị: Kinh ứ trệ, bế kinh, đau bụng kinh, đau do chấn thương, sản dịch sau sinh bị cản trở, đau do ứ huyết, tình trạng trưng hà tích tụ…

Bài thuốc sử dụng hồng hoa dược liệu

Hồng hoa có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian

Ngoài hồng hoa có tác dụng gì? thì cách sử dụng loại dược liệu này cũng rất được quan tâm. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng hồng hoa.

  • Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đem đun với rượu rồi uống. Hoặc kết hợp hồng hoa với rễ cây gấc, lá đào, vỏ cây vông đồng, cỏ nụ áo, đem sắc lấy nước rồi chế thêm đồng tiện.
  • Điều trị huyết vận lên tim: 40g hồng hoa đem sắc cùng rượu và đồng tiện.
  • Dưỡng huyết: 2g hồng hoa  đem sắc nước uống.
  • Ứ máu, thông kinh: 6-8g hồng hoa, có thể sắc hoặc ngâm rượu để uống.
  • Điều trị đau bụng ở  phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: 8g mỗi loại bao gồm hồng hoa, nghệ đen, tô mộc, đem sắc nước uống rồi cho thêm một chén rượu.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi hồng hoa có tác dụng gì? Có thể nói, hồng hoa là một vị thuốc quý, tuy nhiên, do tính chất thuốc rất mạnh nên cần đặc biệt chú ý khi sử dụng. Các tốt nhất là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng bởi có thể gây tác dụng phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now