Hướng dẫn thực hành sử dụng phân đạm | Flowerfarm.vn


1. Đạm là yếu tố phân bón đầu tiên cần chú ý bón cho cây trồng.


Vì hai lý do:


– Cây cần nhiều.


– Đất không cung cấp đủ đạm dễ tiêu (đạm ở dạng cây có thể hút được).


Cây trồng được cung cấp đủ đạm sinh trưởng nhanh, cành lá phát triển khỏe mạnh, tổng hợp được các chất tạo nên sinh khối, sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy đạm là yếu tố then chốt quyết định năng suất. Đất nước ta trồng trọt lâu ngày nên rất thiếu đạm. Các vùng mới khai hoang nhiều mùn nhiều đạm nhưng lại thiếu đạm dễ tiêu. Cho nên gần như tất cả các loại đất, tất cả các lọa cây đều cần bón đạm. Chưa bón đủ đạm, bón các yếu tố khác đều không có hiệu quả.


Trong các khoản đầu tư vào phân bón, đạm vẫn phải được ưu tiên số 1. Đó là điều không cần và cũng không nên bàn cãi nhiều.


Tác dụng mạnh mẽ của đạm đến năng suất mọi người dễ dàng nhận biết, tác dụng ngược lại làm giảm năng suất cũng rất phổ biến.


2. Nhà nông cần tránh dùng đạm quá mức. 


Bón đạm quá mức thường gây ra các hậu quả xấu sau đây:


– Cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn.


– Rễ phát triển ít mà nông. Phần trên mặt đất, cành lá rậm rạp, không cân đối với phần dưới mặt đất, cây dễ bị đổ.


– Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập. Bón nhiều đạm sâu bệnh hại tăng.


Mặt xấu của đạm đến năng suất phẩm chất nông sản, sâu bệnh hại gần đây được nói đến nhiều. Thiết tưởng cần nói lại cho cân bằng. Cần thấy cả hai mặt đối lập. Bón ít đạm quá cây cũng ra hoa kết quả muộn và ít. Chỉ trên cơ sở cây phát triển đầy đủ mới phát dục tốt được.


Một số bệnh hại phát triển mạnh khi cây được bón quá nhiều đạm như bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá úa, nhưng khi thiếu đạm lúa lại dễ bị bệnh tiêm lửa.


3. Làm cho sinh khối phát triển mạnh và sớm, làm cho sinh khối tạo ra chuyển mạnh thành sản phẩm thu hoạch thì năng suất sẽ cao.


Đó là cơ sở để sử dụng phân đạm có hiệu quả. Có 3 cách để thực hiện điều này.


– Bón đạm sớm (lót và thúc đợt 1) để cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào thời kì cây sinh trưởng phát triển mạnh. Thận trọng xem xét kĩ có cần thiết phải bón bổ sung đạm vào các thời kì sau lúc cây sắp ra hoa và lúc kết thành quả. Nếu có ít phân đạm, nên tập trung cung cấp vào lúc cây sinh trưởng mạnh nhất: lúa vào thời kì đẻ nhánh, ngô vào thời kì có ba lá thật đến sáu lá. Nếu có nhiều phân đạm hơn thì nên chú ý cả hai thời kì: thời kì cây sinh trưởng mạnh nhất và thời kì ra hoa. Nếu cây phát triển mạnh, hút hết chất ding dưỡng dự trữ trong đất, bón thêm một ít phân vào thời kì ra hoa sẽ có hiệu quả rất tốt.


– Lân, kali, silic làm cho các mô chống đỡ của cây phát triển, thân cành to và cứng cáp, hạn chế sự đổ thân (thân cây yếu dễ bị gãy, ngang thân). Lân, canxi làm cho rễ phát triển mạnh, ăn sâu hạn chế sự đổ gốc (rễ nông, cây cành rậm rạp, gốc dễ bị bật khi có gió to). Lân, kali, magie, mangan, bo xúc tiến sự ra hoa. Các chất này cũng ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng về sản phẩm thu hoạch. Khi bón đạm cao nên bón thêm các yếu tố nói trên (lân, kali, magie, mangan, bo) để cân đối với tác động của đạm.


– Có những chất điều hòa sinh trưởng hạn chế sự vươn cao của thân, rút ngắn khoảng cách các đốt cây hòa thảo (ngô, lúa, lúa mỳ cao lương) như: clorocholinclorua (C.C.C). Bón sớm các chất này vào lúc các loài cây hòa thảo chuẩn bị bước vào thời kì vươn cao làm cho đốt cây ngắn lại, ống rạ dày thêm, như vậy sử dụng đạm cao an toàn hơn. Một số chất vi lượng, xúc tiến sự ra hoa kết quả có thể giúp khắc phục hiện tượng kết quả quá muộn do bón đạm cao.


Cần nói cho rõ ở đây, một số chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng ngược lại đẩy mạnh sự sinh trưởng (nhóm các chất kích thích sinh trưởng). Xử lý bằng các chất này sẽ gây tác dụng ngược lại, cây sinh cành lá nhiều hơn và ra hoa kết quả chậm lại. cho nên không phải chất điều hòa sinh trưởng nào cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân đạm (xem phần sau).


Sử dụng phối hợp P, K, Ca, Mg, Si, các vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng trên nền đạm cao một các hợp lý là con đường phát huy hết tiềm năng năng suất của giống để đạt đến năng suất cao.


4. Nhiều tài liệu nói đến ảnh hưởng xấu của N đến phẩm chất nông sản.


Hiện tượng này rất phổ biến. Bón đạm làm sản phẩm nhiều nước, ít đường hòa tan, ít tinh bột. Bón nhiều đạm trong điều kiện quang hợp yếu, đường bột không đủ để chuyển nitơ hút được thành chất hữu cơ có đạm (amino axit và protit). Nitơ sẽ tích lũy trong cây ở dạng nitrat (rau, quả) và các xianogen gây độc (sắn và các loại củ khác). Bón đạm quá cao (360 kg N) sẽ làm tăng lượng nitrat trong rau 23 ppm lên đến 601 ppm. Bón đạm quá nhiều làm rau nhạt, có khi còn có vị đắng, thuốc lá khó cháy, mía nấu khó thành đường, sợi đay không bền, sắn ăn dễ bị say, dâu tằm ăn dễ bị bệnh…


Tuy nhiên cũng sẽ rất lầm lẫn nếu chúng ta không nhấn mạnh đến chữ quá nhiều mà chỉ nói đơn giản bón phân đạm làm giảm phẩm chất nông sản. Nếu không bón phân, không tưới đạm hoặc nước phân, rau sẽ dai mà không ngọt, mía không bón đủ đạm không nhiều nước mà cũng không có đường. lượng vitamin B2 trong rau khi không có N rất thấp, tăng dần sau khi bón tăng lượng đạm. Chỉ khi bón đạm quá cao mà hàm lượng vitamin B2 mới giảm. Bón đạm làm tăng hàm lượng protein thô mà cũng làm tăng cả lượng axit amin không thay thế nếu bón với mức vừa phải không quá lượng.


Các yếu tố P, K, Ca, Mg, Si và các vi lượng thường được xem là các yếu tố làm tăng phẩm chất nông sản.


Sự phối hợp thích đáng P, K, Ca, Mg, Si, các vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng tạo ra khả năng có thể bón đạm cao để đạt được năng suất cao mà vẫn giữ được phẩm chất nông sản tốt.


Nhiều người quy sự giảm phẩm chất nông sản, tích lũy đạm nitrat hay xianua gây độc cho người và gia súc là do bón đạm vô còn các nguồn đạm được cung cấp từ  các chất hữu cơ như phân chuồng phân xanh không gây ra hiện tượng này. Nên đặt ngược lại câu hỏi: vậy thì cây hút N ở dạng nào? ở dạng vô cơ hay hữu cơ? Cho đến nay chưa có nguồn thông tin nào về khả năng cây trồng có thể sử dụng đơn thuần chất hữu cơ trong đất để đảm bảo nhu cầu của cây phát triển.


Sự khác nhau giữa nguồn đạm cung cấp từ các loại phân hữu cơ và phân đạm vô cơ là ở chỗ các loại phân hữu cơ ngoài đạm ra còn cung cấp nhiều yếu tố khác P, K, và vi lượng. Chính sự cung cấp cân đối N, P, K và vi lượng cho cây làm cho phân hữu cơ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng sản phẩm. Có thể sửa chữa mặt yếu này của phân đạm vô cơ bằng cách bón phân cân đối, tức là bón kết hợp các yếu tố khác với phân đạm.


Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, lượng nitrat trong sản phẩm liên quan chặt chẽ đến sự cung cấp đạm và quang hợp thời kì trước lúc thu hoạch. Sau khi được cây hút, nitrat có thể chuyển thành amôn rồi chuyển thành amino axit, thành protit. Sự a môn hóa nitrat liên quan đến quá trình khử trong cây. Còn sự tạo thành amino axit liên quan đến quá trình quang hợp. nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra gluxit, chuyển hết lượng nitrat và amôn cây hút được tạo thành amino axit thì hàm lượng nitrat trong cây không cao đến mức gây độc.


Thời gian bón đạm trước lúc thu hoạch do đó quyết định lượng nitrat tồn dư trong rau. Để hạn chế lượng nitrat tồn dư trong rau nên bón đạm trước lúc thu hoạch rau ít nhất 10 ngày.


Bảng 1. Bảng thống kê các loại phân đạm






























































1. Phân amôn


 


Amôn sunfat


20 – 21 % N


(S.A)


23- 24 % S


 


Thể tích 90 – 100 dm3/100 kg


Amôn Clorua


22,5 – 23 % N


(A.Cl)


73 % Cl


 


Thể tích 80 – 90 dm3/100 kg


Diamôn phôtphat


18 – 20% N


(DAP)


46 – 50 % P2O5


 


Thể tích 90 – 110 dm3/100kg


Urê viên


45 – 46 % N


U


(trong đó biurê chiếm < 1,2 %)


 


Thể tích 135 – 155dm3/100 kg


Urê phôtphat


29 % N


(UP)


29 % P2O5


Foocmanđêhyt urê


10 % tan trong nước 250


 


28 % N tan trong nước 98 – 1000


 


38 % N tổng số


A môn bicacbonat


 


(ABC)


17,5% N


Canxi xianamit


20 – 21 % N


 


20 – 28 % CaO


2. Phân nitrat


 


Natri nitrat


16 % N


 


25 % Na2O


 


Thể tích 80 – 90dm3/100kg


Canxi nitrat


15 – 15,5 % N


 


25 % CaO


 


Thể tích 85 -100dm3/100kg


Canxi-magie nitrat


13 – 15 % N


 


8% MgO


A môn nitrat


 


Loại có nhiều Canxi


22 % N


 


36 % CaCO3


Loại có ít Canxi


26 – 27% N


 


30 % CaO


Loại thông thường


33 – 34,5 % N


Trong đó


26 % N ở dạng nitrat


 


17 % N ở dạng amôn


 


Thể tích riêng 115-135 dm3/100kg


Amôn sufonitrat


26 % N


Trong đó


7% N ở dạng nitrat


 


16% N ở dạng a môn


 


15 % S


Kali nitrat


13 % N


 


44% K2O


Phốtphat amôn magie


 


9 % N


Urê bọc lưu huỳnh


 


(SCV)


39 % N


 


10 % S


Oxamit


31,8 % N


Crotoniliddien điurê


28 % N trong đó có 10 % N dạng nitrat


( CDU)


 


isobutilidien diurê


31 %N


IBDU


 


Dixianamit (DCA)


42 % N


Thiurê (T.U)


36 % N


5. Chỉ nên bón đến mức đạt 75% tiềm năng năng suất của giống. 


Thông thường, khi tăng lượng bón đạm, năng suất sẽ tăng theo đến đỉnh nhất định. Đỉnh đó tùy thuộc trước hết ở mức năng suất giới hạn (năng suất cao nhất) của từng giống. Sau khi đạt đỉnh tối đa, nếu bón  thêm phân năng suất hoặc không tăng (thường gặp đối với lân và kali, Ca, Mg,Si) hoặc giảm xuống (thường gặp với đạm, lưu huỳnh). Lượng bọn đạm đạt năng suất tối đa gọi là ngưỡng đạm tối đa của giống. Đừng nên bao giờ bón đạm đến ngưỡng tối đa vì các lý do sau đây:


– Không  kinh tế. Lượng đạm bón hơn về sau bao giờ cũng thấp hơn lượng bón trước. Ví dụ: ngưỡng đạm bón tối đa cho giống lúa 203 là 150 kg N những ở mức bón 60 kg, 1 Kg N có thể làm tăng 20 Kg thóc, từ mức 60 kg đến 90 kg N 1kg N chỉ tăng 16 kg thóc, từ mức 90 kg đến 120 kg N 1 kg N chỉ tăng 10 kg thóc và từ 120 kg đến 150 kg N 1 kg N chỉ tăng 4 kg thóc. Từ đó lãi suất thấp dần và bón từ mức 120 đến 150 kg N chưa chắc đã có lãi nếu giá phân cao mà giá thóc hạ, thậm chí còn lỗ.


– Nguy hiểm. Cây trồng lấy đạm từ hai nguồn: đất và phân bón. Đạm trong đất phần lớn ở trong chất hữu cơ. Khi nhiệt độ và ẩm độ đất thích hợp, chất hữu cơ. Khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chất hữu cơ trong đất phân giải nhanh, huy động ra cung cấp nhiều cho cây. Nếu vào những năm thời tiết thuận lợi, nắng ấm, mưa đều mà vẫn bón lượng đạm cao như những năm thời tiết không thuận sẽ dẫn đến nguy cơ thừa đạm làm giảm năng suất.


Biểu đồ năng suất theo lượng đạm bón


Đồ  thị biểu diễn tương quan giữa lượng bón N với năng suất và phẩm chất nông sản


Mức bón đạm nên thấp hơn ngưỡng tối đa của giống ít nhất 30 kg N (60 Kg N urê 1 ha). Khi mức bón đạm tăng lên, phẩm chất nông sản cũng tăng dần đến mức tối đa rồi giảm xuống. Đỉnh tối đa của năng suất thường tương ứng với lượng đạm cao hơn đỉnh tối đa về phẩm chất.


Nói cách khác khi tăng dần lượng bón phân đạm đỉnh tối đa về phẩm chất đến sớm hơn đỉnh tối đa về năng suất.


Vì vậy, để giữ được phẩm chất rau, đậu rau, quả, tức là các cây thực phẩm cung cấp đường, chất béo và vitamin nên hi sinh một phần năng suất để đảm bảo phẩm chất. Nên bón lượng đạm vừa phải cho rau, đậu rau và quả.


Điều đó càng cần chú ý cho rau và quả vận chuyển đi xa, hoặc dùng đóng hộp, muối để cất trữ. Rau cải, hành dùng để muối dưa nếu bón quá nhiều N sẽ dễ thối, cần bón ít đạm hơn rau để nấu canh hoặc luộc ăn sống. Khi sản xuất hạt giống nếu bón nhiều đạm hạt sẽ không mẩy, nhiều hạt lép, nhiều nước nhiều đạm tự do làm cho hạt dễ mất sức nảy mầm khi cất trữ. Ruộng làm giống nên bón ít đạm, tăng lân và kali, chú ý các chất khác như Mg và B.


Đối với cây lấy đường (mía) bón đạm quá đến mức năng suất cây cao, nhưng nước nhiều tỷ lệ đường thấp, đạm trong nước mía cao làm cho khó nấu thành đường.


6. Không cần chú ý nhiều đến dinh dưỡng đạm trong đất.


Câu hỏi thực tiến đạt ra là làm thế nào định được lượng bón đạm hợp lý và kinh tế nhất.


Nhiều công trình nghiên cứu về cách xác đinh lượng đạm mà đất có thể cung cấp cho cây để hiệu chỉnh lượng bón theo đất. Đạm trong đất phần lớn nằm ở dạng đạm hữu cơ. Phần đạm khoáng chỉ chiếm khoảng 5%. Đất nhiệt đới tỷ lệ đạm khoáng có cao hơn. Hàng năm có khoảng 1-1,5% đạm hữu cơ dự trữ trong đất chuyển thành dạng nitrat cây sử dụng được. Đất nước ta rất ít đất có đến 2% mùn, lượng đạm tổng số trong đất rất ít khi vượt quá 0,2 %. Như vậy số lượng đạm ở dạng hữu có được huy động ra hàng năm 1 – 3 phần vạn trọng lượng đất. Trên lớp đất canh tác dày 20 cm số lượng đạm được huy động ra hàng năm để cung cấp cho cây trồng ít khi vượt qua 90 kg N hàng năm. Chênh lệch giữa đất nghèo và đất giàu về khả năng cung cấp N cho cây hàng năm khó vượt quá 30 kg một năm. Phân tích đất để hiệu chỉnh lượng đạm bón cho cây hàng năm trở thành vô nghĩa. Đối với cây lâu năm lại không cần thiết.


Xác định lượng bón đạm cho cây phụ thuộc nhiều vào cây và thời tiết khí hậu vụ trồng hơn là phụ thuộc vào đất. Không cần thiết phải phân tích đất để định lượng phân đạm cần bón.


Các tư liệu phân tích đều không cho phép đưa ra những kết luận đúng đắn hữu ích vì rằng hệ số khoáng hóa chất hữu cơ và số lượng được khoáng hóa ra phụ thuộc vào trữ lượng đạm trong đất nhưng cũng phụ thuộc vào khí hậu, kết cấu đất, độ thoáng khí của đất tức là kỹ thuật canh tác kèm theo.


Nhu cầu về đạm của cây trồng rất lớn. Kể cả các cây có nốt sần của vi sinh vật cố định đạm cộng sinh như đậu tương, lạc, đậu đỗ cũng cần bón đạm. Bón đủ đạm làm cho rễ cây và cây phát triển mạnh cung cấp hữu cơ cho quá trình cố định N. Những kết quả nghiên cứu gần đây ở nước ta cho thấy rằng đến cả các cây phân xanh họ đậu như cốt khí, muồng, keo tai tượng, keo lá chàm… trồng trên các vùng đất bạc màu, đất xám, đất đồi dốc nghèo mùn cũng cần bón đạm.


Xác định lượng đạm cần bón trước hết là dựa trên nhu cầu của cây. Các giống cây trồng cho năng suất rất khác nhau và cũng có nhu cầu được bón đạm khác nhau. Đã qua rồi khái niệm lượng bón đạm chung chung cho ngô, cho lúa hay cho một cây nào đó. Cuộc cách mạng giống cây trồng phất triển như vũ bão đòi hỏi xác định lượng bón cho từng giống cây trồng (dạng sinh học) cụ thể. Các nhà chọn giống khi đưa một giống cây ra sản xuất cần có hướng dẫn năng suất sinh vật tối đa và lượng đạm cần thiết để đạt năng suất tối đa.


Một phương trình tương quan bậc hai y = ax2 + bx + c giữa năng suất và lượng đạm bón sẽ rất có ích cho người chuyển giao giống (các nhà khuyến nông) hướng dẫn cho từng nông dân số lượng đạm cần bón để đạt được năng suất mong muốn.


Căn cứ trên phương trình này nông dân cũng có thể tùy theo giá phân bón và giá nông sản hàng năm để tính xem bón nhiều hay bón ít thì có lãi nhất.


7. Trông trời trông đất trông mây.


Thời tiết của vụ trồng cụ thể ảnh hưởng đến lượng đạm cần bón. Trước hết là nhiệt độ và lượng mưa. Thời tiết lạnh, ít mưa, cần bón nhiều đạm cho cây hơn. Cây lúa đông xuân thường cần bón đạm nhiều hơn lúa gieo trồng vụ thu và vụ mùa khoảng 30 – 40 kg N/ha gieo trồng. Vụ đông xuân thiếu ánh sáng cần bón P, K nhưng cũng cần bón đạm nhiều hơn.


Theo thời tiết, trông cây mà bón đạm. Điều đó đòi hỏi nhà nông phải quan sát và đoán định. Không có lượng đạm cứng nhắc mà chỉ có lượng đạm hướng dẫn để đạt năng suất dự kiến. Đạt được cao hơn hay thấp hơn còn tùy điều kiện thời tiết và tài vận dụng của nhà nông để khắc phục điều kiện thời tiết đó.


8. Tất cả các loại phân đạm sử dụng trên thị trường hiện nay đều là loại phân dễ tan trong nước dễ di chuyển ngang ra chung quanh nơi bón và thấm xuống sâu. 


Nhờ đó, cây sử dụng đạm rất nhanh mà đạm cũng mất đi rất nhanh. Sự di chuyển đạm trong đất nhanh hay chậm tùy thuộc đất nặng hay nhẹ (ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của đất) nước nhiều hay ít (ảnh hưởng đến sự hòa ta đạm vào nước trong đất và bị rửa trôi xuống sấu thoe trọng lực) va lượng hữu cơ và mùn trong đất. (ảnh hưởng đến sự hấp thu của đất và sự chuyển đạm vô cơ thành hữu cơ). Điều kiện nước ta hữu cơ và mùn không nhiều. Ảnh hưởng chính đến sự di chuyển và rửa trôi đạm chủ yếu là địa hình liên quan đến mực nước ngầm cao thấp, đất nặng hay nhẹ, lượng mưa hàng năm và kĩ thuật tưới. Nói chung, trong điều kiện khí hậu nước ta, nếu cộng cả sự di chuyển và sự hút của cây sau khi bón đạm khoảng 2 – 4 tháng hiệu lực phân đạm bón vào còn lại trong đất đã không đáng kể. Trên đát cát thời gian còn ngắn hơn. Chia lượng đạm bón làm nhiều lần trong một vụ làm tăng hiệu quả phân đạm.


Số lần bón phân đạm không nên quá nhiều và thay đổi theo lượng bón. Nếu lượng phân đạm quá ít nên tập trung vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất, là thời kỳ cây cần đạm nhất: Với lúa vào thời kỳ đẻ nhánh, với ngô vào thời kỳ vươn đốt. Các cây họ đậu có nhu cầu bón đạm thấp, khoảng 20 kg – 40 kg N /ha cho đậu tương, lạc. Lượng đạm này nên tập trung vào lúc cây còn non chưa kịp hình thành nốt. Nói chung đạm ít khi bón lót cùng hạt giống. Đạm hòa tan nhiều vào nước trong đất làm cho nồng độ muối tan của dung dịch đất tăng cao làm hạt mất sức nảy mầm, rễ bị thui.


Kết quả nghiên cứu gần đây đề xuất kỹ thuật bón đạm lót lúc bừa cấy cho lúa ngắn ngày năng suất cao. Cơ sở của kỹ thuật này là làm cho đạm trộn lẫn vào đất được cất giữ sau đó chuyển dần ra cung cấp điều hòa cho cây lúa ở các thời kỳ sau đồng thời bảo đảm kịp thời nhu cầu rất cao của cây lúa thời kì đẻ nhánh, giảm bớt sự mất đạm. Có những đề nghị táo bạo hơn: bón lót toàn bộ lượng đạm cần bón. Tất nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng cho lúa ngắn ngày thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày, lượng đạm bón cao và trên đất từ sét đến thịt nặng. Đất nhẹ đặc biệt là đất cát không nên áp dụng kỹ thuật này. Đất mặn, đất phèn nhiều khi gặp mặn, phèn bốc lên cần rửa cũng cần thận trọng khi áp dụng kỹ thuật này vì khi rửa mặn, rửa phèn sẽ rửa luôn cả phân đạm được bón vào.


Kỹ thuật bón lót sớm phân đạm cho lúa tốt cho vụ lúa đông xuân hơn là vụ hè thu và vụ mùa. Vụ đông xuân rét, hoạt động phân giải chất hữu cơ trong đất yếu, giai đoạn đầu đát không cung cấp được nhiều đạm cho cây, cần được bổ sung bằng phân hóa học. Khi thời tiết ấm dần lên, đạm ở chất hữu cơ trong đất chuyển dần ra nhiều nếu bón thêm đạm cây lúa dễ bị thừa đạm mà bị lốp, đổ. Vụ mùa, đầu vụ nóng ẩm, cuối vụ nhiệt độ giảm dần. Đạm trong đất, do cả hai nguyen nhân bị cây hút gần cận ở giai đoạn trước và sự chuyển từ đạm hữu cơ trong đất cho cấy bị chậm lại do nhiệt độ thấp nên cung cấp không đủ cho cây. Dành phân đạm để bón đón đòng hoặc nuôi đòng có khả năng làm tăng năng suất lúa. Lúa vụ hè thu có đặc điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, và nhiệt độ, lượng mưa đều suốt vụ. Mặt khác cấy vụ hè thu tiếp ngay sau vụ đông xuân, đất đã bị vụ trước lấy đi kiệt màu. Dành một lượng lớn bón lót vào lúc bừa cấy sẽ cho hiệu quả cao.


Đạm trong đất di chuyển dễ dàng và có thể di chuyển theo hai chiều:


Hòa tan trong nước và di chuyển xuống sâu theo trọng lực; di chuyển trở lại lớp đất mặn theo nước mao quản (nước nhờ lực mao quản leo theo các mao quản trong đât) khi đất khô hạn.


Bón đạm làm sao để khi đạm di chuyển đến gặp tầng đất có rễ phát triển nhất. Các vùng mưa nhiều, phân đạm thường được bón nông trên lớp đất mặt để cho khi phân trôi xuống sâu vừa gặp rễ. Vùng khô hạn, vùng mặn trái lại phân nên bón sâu. Bón như vậy có hai mặt lợi:


– Làm cho rễ ăn xuống sâu nhờ đó tìm được nước, chống được hạn.


– Khi phân theo nước mao quản đi lên gặp được rễ.


Khi bón phân cần đảo đều cho phân trộn đều với đất.


Tuy rằng nói bón cho đúng thời kỳ nhưng cần kết hợp bón phân với làm cỏ xới xáo, vun gốc để đỡ công.

Nguồn: Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now