Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác | Flowerfarm.vn


Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón một tấn phân hữu cơ ở đất phù sa sông Hồng làm bội thu đến 80-120kg thóc, ở đất bạc màu 40-60kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long 90-120kg. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6-9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9-10 tấn thân lá cây họ đậu/ha có thể thay thế 60-90kg N/ha. Vủi thân lá lạch, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.


Giới thiệu về phân chuồng


Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:


+ Lợn: 1.8 – 2.0 tấn/con/năm


+ Dê: 0.8 – 0.9 tấn/con/năm


+ Trâu bò: 0.8 – 0.9 tấn/con/năm


+ Ngựa: 6.0 – 7.0 tấn/con/năm


Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.


Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng 1


Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng


Đơn vị: %










Loại phân


H2O


N


P2O4


K2O


CaO


MgO


Lợn


82,0


0,80


0,41


0,26


0,09


0,10


Trâu bò


83,1


0,29


0,17


1,00


0,35


0,13


Ngựa


75,7


0,44


0,35


0,35


0,15


0,12



56,0


1,63


0,54


0,85


2,40


0,74


Vịt


56,0


1,00


1,40


0,62


1,70


0,35


Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau: Bo: 50-200g; Mn: 500-2000g; Co: 2-10g; Cu 50-150g; Zn: 200-1000g; Mo: 5-25g.


Độn chuồng: Độn chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, đạm và tăng khối lượng cũng như chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận.


Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô.. để làm chất độn chuồng.


Ủ phân: Đây là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh, phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ nhanh chóng có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.


Mặt khác, tỷ lệ C/N trong phân tươi cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ ở giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng và tranh chấp chất dinh dưỡng với cây.


Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là phân hữu cơ hay gọi là phân ủ. Trong loại phân này có mùn, một phàn chất hữu cơ chưa phân hủy, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy, một số enzim, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.


Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân hủy các chát hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.


Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tùy thuộc vào thời gian và phương pháp ủ. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng lớn đến thành phần và sự hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ thành mùn, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.


Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đống phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh hơn.


Giới thiệu các phương pháp ủ phân chuồng


Có 3 phương pháp ủ phân:


  • Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60-70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1-2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.


Sau 4-6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 600. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh, mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do hoạt động mạnh của tập đoàn vi sinh vật, nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.


Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn, chỉ sau 30-40 ngày là phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều đạm.


  • Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc 2% phân lân. Sau đó phủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2-3m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5-2,0m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.


Do bị nén chặt nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở thành yếm khí. Khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm. Vi sinh vật hoạt động chậm làm cho nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30-350C. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amon cacbonat, là dạng khó phân hủy thành amoniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.


Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5-6 tháng mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.


  • Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5-6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50-600C tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.


Sau khi nén chặt lại xếp tiếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5-6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50-60oC lại tiến hành nén chặt.


Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hóa trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.


Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.


Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.


Tùy theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.


2. Phân rác


Phân rác còn được gọi là phân compot. Đó là loại phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn của thành phố… Phân được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.


Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tùy thuộc vào bản chất và thành phần của rác.


Phân bón từ rác


Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây:


+ Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục được).


+ Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây.


+ Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).


Giới thiệu các phương pháp ủ phân rác:


Có 2 cách ủ: ủ dưới hố và ủ trên mặt đất.


  • Ủ dưới hố: Cách này thường được thực hiện ở nơi đất cao ráo, không bị ngâp nước. Người ta đào hố với kích thước sâu 1.0-1.5m, rộng 1.5-3.0m, dài tùy theo địa thế. Đất ở đáy và ở các thành hố được nén chặt. Các chất thải được cho vào hố thành từng lớp. Mỗi lớp có chiều dày 30-50cm. Sau 1 lớp rác lại rắc một lớp cá chất phù trợ. Cùng với chất phù trợ có thể rắc thêm men vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ để thúc đẩy quá trình hoai mục của các loại rác. Sau khi rắc chất phù trợ, tiến hành tưới nước cho đủ ẩm lớp rác đã xếp rồi tiếp tục xếp lớp rác khác lên trên. Cứ xếp lần lượt như vậy cho đến khi đống rác cao hơn mặt đất 0.5-1.0m thì trát bùn phủ kín. Chú ý cắm một vài cái cọc vào giữa đống phân để thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ ở giữa đống phân và khi cần thiết tưới nước cho phân nếu thấy đống phân quá khô.


Nếu nhiệt độ trong đống phân lên đến 500C thì tiến hành đảo phân. Sau khi đảo, đống phân càn được nén chặt và trát bùn thật kín để hạn chế nhiệt độ trong đống phân tăng cao và làm mất đạm của phân.


  • Ủ phân trên mặt đất: Cách này được tiến hành ở những nơi thấp trũng, hay bị ngập nước khi trời mưa. Người ta đắp 1 nền đất, lấy đầm đầm đất thật chặt, khi có điều kiện có thể láng một lớp xi măng để hạn chế nước phân ngấm vào đất. Rác được xếp thành từng lớp như ở cách ủ phân trong hố. Khi đống phân cao 1.5-2m người ta nén chặt và lấy bùn trát phủ kín. Nếu đống phân bị khô thì tưới nước cho phân. Khi nhiệt độ trong đống phân cao hơn 500C thì đảo phân, sau đó nén chặt lại. Những nông dân có điều kiện nên xây nhà ủ phân rác để đảm bảo chất lượng phân và dùng được nhiều lần. Nếu xây nhà ủ ph ân thì nên đắp nền nghiêng về phía hố trữ nước phân. Chung quanh nền cần có rãnh để thu nước phân chảy ra và gom vào hố. Khi đống phân bị khô, dùng nước phân này để tưới. Nhà ủ phân rác nên xây tường bao quanh 3 mặt, tường cao 2m. Nhà phân được ngăn thành từng ô, mỗi ô 5-6m2.


Sau một thời gian ủ, khi đống phân xẹp đi chỉ còn lại khoảng 1/2 khối lượng ban đầu thì đem dùng. Mỗi hộ nông dân nên có 2 ô ủ phân luân phiên nhau để thường xuyên có phân dùng.

Nguồn: GS.TS Dương Hồng Dật (Cẩm nang phân bón – NXB Hà Nội)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now