1. Đặc điểm chung của các loại phân bón
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ, bón vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
Tác dụng của phân hữu cơ:
– Cải tạo lý tính đất: Độ xốp, khả năng giữ nước.
– Cải tạo hóa tính đất: Tăng khả năng cố định dinh dưỡng.
– Cải tạo sinh tinh đất: Kính thích vi sinh vật có ích và các hoạt động của chúng trong đất.
Dễ tan, tác dụng nhanh đối với cây trồng, hiệu lực cao nên góp phần tăng nhanh năng suất và sản lượng rau.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây là phải bón với nhiều lượng, tỷ lệ thích hợp và cân đối. vì nếu bón quá nhiều phân kháng đơn độc, bón không hợp lý sẽ làm cho đất trai cứng, hóa chua, giảm độ mầu mỡ; ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản.
Phân hữu cơ và phân vô cơ
– Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu, làm giảm quá trình bay hơi và rửa trôi.
– Cung cấp các hoạt chất có tác dụng kích thích sinh trưởng.
– Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do các kháng sinh mà vi sinh vật tiết ra.
– Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của đạm, lân, kali.
– Làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.
– Làm tăng độ phì cho đất.
Các chất điều hòa sinh trưởng là các chất hữu cơ, với lượng rất nhỏ, làm hạn chế hoặc thay đổi bất kỳ một sinh lý nào trong cây, được chỉ định như là hormon thực vật gồm có: Auxin, Gibberilin, Cytokini, các chất ức chế hoặc chất làm chậm trễ.
2. Nguyên tắc bón phân cho rau sạch
-
Nội dung của hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân đối
– Cân đối: Là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố, cung cấp kịp thời phù hợp với nhu cầu để thu được năng suất và phẩm chất nông sản mong muốn, có lãi, không gây ô nhiễm môi trường.
– Phối hợp: Sự cung cấp tự nhiên từ đất, nước tưới, nước mưa và các nguồn khác và sự cung cấp từ phân bón.
– Bón phân hợp lý: Cân đối giữa các loại phân, bón đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc, đúng cây, phù hợp trạng thái sinh trưởng cà phát triển của cây trồng.
Bón phân đúng lúc, đúng thời điểm, đúng lượng cho rau sinh trưởng và phát triển
– Đúng lượng: Xác định đúng liều lượng phân hóa học cung cấp đầy đủ nhu cầu của cây về phân bón, giảm lượng dư thừa của đất.
– Đúng đất: Chọn phân hóa học phù hợp với tính chất cơ bản của đất
– Đúng lúc: Bón phân vào lúc cây trồng cần nguyên tố dinh dưỡng nhiều nhất để sinh trưởng và phát triển.
-
Lượng phân bón cho các loại rau
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
Nguyên tắc trong sử dụng phân bón và rau sạch
– Bón lót: Phân chuồng đã ủ hoại mục và lân hữu cơ vi sinh (trung bình khoảng 15 tấn phân chuồng, 300kg lân hữu cơ vi sinh, 30% N + 50% K cho 1 ha).
– Bón thúc: 70% N = 50% K còn lại dùng để bón thúc.
+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày), bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạc 12 ngày
+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày.
Sử dụng các loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ngay khi mới bén rễ, có thể phun 3 – 4 lần tùy từng loại rau, Nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau và từng loại chế phẩm, kết thúc trước khi thu hoạch 10 ngà.
Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hóa học 30 – 50%, tuyệt đối không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.
-
Bón cân đối giữa đạm, lân kali.Yêu cầu kỹ thuật bón phân cho rau
– Bón đủ lượng phân cần thiết.
– Bón đúng lúc và đúng cách.
Đạm, lân và kali là những dinh dưỡng cơ bản nhất ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất rau nhưng bón không cân đối sẽ dẫn đến hậu quả ngược: năng suất thấp, chất lượng rau kém, dễ hư hỏng khi vận chuyển hoặc bảo quản.
-
Phương pháp bón phân cho rau
– Bón lót: Thường dùng phân chuồng, phân vô cơ chậm tan như lân, kali và vôi (cung cấp cho cả quá trình sinh trưởng của cây) và một lượng phân đạm cung cấp cho rau ở giai đoạn cây con (Khoảng ¼ – 1/3 lượng phân đạm cần thiết).
Phân lót có thể bón theo hốc hoặc giải đều trước khi gieo (hoặc trồng), hoặc bón theo hàng, lấp phân rồi trồng dọc hàng đã bón phân.
– Bón thúc: Là cách bón bổ sung vào những giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhất là để sinh trưởng, phát triển và tạo sản phẩm. Bón thúc thường dùng các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, phân đạm và phân kali.
– Biện pháp bón phân ngoài rễ là biện pháp đang được sử dụng trong những năm gần đây. Đó là phương pháp bón phân lên lá, sử dụng các loại phân đã được tổng hợp, ưu điểm là tiết kiệm phân và hiệu quả cao, tuy nhiên chỉ áp dụng tốt trong những trường hợp đã được bón đầy đủ phân chuồng và những loại phân đa lượng khác.
-
Cách tính lượng phân bón cần thiết cho rau
Để đạt 20 tấn cà chua quả/ha thì phải bón lượng phân như sau:
– Đạm: 4,5kg/tấn x 20 tấn/ha = 90kg N nguyên chất hay 196kg urea/ha
– Lân: 4,5kg/tấn x 20 tấn/ha = 90kg P2O5 hay 500kg lân supe/ha
– Kali 5kg/tấn x 20 tấn/ha = 100kg P2O hay 200kg phân kali/ha
3. Phương pháp bón phân cho rau sạch
Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách. Vì vậy cần chú ý đến những điểm sau:
– Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau
– Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.
– Phân bón hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali bón lót cho ruộng ra, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân lân supe hoặc lân nung chảy, 250 – 300kg phân kali. bón một lần hoặc chia làm 2 lần trong năm vào lúc thuận tiện nhất, như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magie và các chất dinh dưỡng khác.
– Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch 15 – 20 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
– Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau, song các chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỷ sẽ rất có hại.
– Hạn chế phân phun lá cho các loại rau ăn.
4. Bón phân hợp lý cho rau an toàn
Hiện nay nhiều loại thực phẩm trong đó có rau quả không sạch do bón phân đạm, phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chưa đủ thời gian cách li, bón phân chuồng tươi, tưới nước bẩn… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, công tác an toàn thực phẩm đang báo động và được nhiều người quan tâm. Việc sản xuất rau an toàn được nhà nước và các địa phương khuyến khích.
Dưới đây giới thiệu cách bón cho rau an toàn
– Các loại phân chuồng nếu bón phân tươi rất bẩn, nhiều trứng giun sán, vi sinh vật gây bệnh sẽ bám vào rau, quả gây bênh cho rau và người sử dụng. Loại phân này cần ủ hoại mục bằng cách trộn lẫn với 2 – 5% lân supe chất đống, chát kín bùn trong khoảng 2 tháng, nhiều loại trứng giun sán và vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Các chất dinh dưỡng khó tiêu sẽ được vi sinh vật phân giải thành dạng dễ tiêu, phân tơi xốp không còn mùi hôi, đem bón cho rau rất tốt.
Không bón nước giải, phân chuồng tươi cho rau an toàn
– Các loại nước giải, nước phân chuồng tươi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng không được tưới cho rau an toàn. Loại nước giầu chất hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau an toàn. Loại nước giải giầu chất hữu cơ và đạm này cần được ngâm với 1 – 2% lân supe trong 40 – 50 ngày cho hoại mới sử dụng được. Nước và mùn bã các bể khí sinh học biogas thải ra là loại phân hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau an toàn rất tốt.
Có thể dùng các loại phân hữu cơ vi sinh chất lượng tốt như phân lân vi sinh Sông Ranh, phân hữu cơ vi sinh PTS 9, sản phẩm vi sinh Vườn Sinh Thái… bón cho rau thay thế phân chuồng.
Bón đạm cho rau khi cây còn nhỏ, bón đạm urea cho rau đã lớn phải đảm bảo đủ thời gian cách li 15 ngày mới được sử dụng. Nếu bón đạm chưa đủ thời gian cách li, chất đạm ở trong lá dưới dạng nitrat, nitrat amôn, khi ăn vào, chúng tích lũy trong mô mỡ của cơ thể gây ngộ độc mãn tính, đến lượng đủ lớn sẽ là nguyên nhân gây ung thư cho con người.
Các loại phân bón giầu mùn (acid amin), nhiều vi sinh vật có ích như: K-Hunmate; K-H701/702; A-H502/503; N-H601/602; Vườn Sinh Thái; Yogen; atonic…phun cho rau an toàn rất tốt nhưng phải tuân thủ thời gian cách li có ghi trên bao bì từng loại sản phẩm.
Từ những hiểu biết về bón phân cho rau an toàn, bà con có thể tự sản xuất rau cung cấp cho gia đình và cho thị trường được mang thương hiệu rau an toàn, chất lượng đảm bảo.
5. Giới thiệu các loại phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch
-
Phân chiết suất sinh học (Bio – extract)
Phân chiết suất sinh học
– Vật liệu từ cây trồng:
Thành phần:
+ Đường hoặc rỉ mật 1kg.
+ Cây trồng: Rau, quả vẫn còn tươi 3kg.
Dụng cụ: Thùng nhựa hoặc chai, bình,…
Phương pháp chế biến:
+ Cắt nhỏ các phần của cây, đem trộn với đường.
+ Cho vào thùng và ấn chặt, rồi đậy nắp kín.
+ Để lên men 3 – 4 tuần.
– Vật liệu từ động vật:
Thành phần:
+ Đường hoặc rỉ mật: 1kg.
+ Động vật: 1kg.
Cách sử dụng:
+ Pha tỉ lệ phân và nước là 1/500 – 1000.
+ Phun cho cây hoặc tưới ngay cho thân cây hoặc gốc cây
– Lưu ý :
Để thùng chứa ở nơi bóng tối.
+ Có thể sử dụng như phân bón.
+ Lên men càng lâu càng tốt.
+ Không phải bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trên mặt luống trồng nên tủ rơm rạ hoặc các tồn dư cây trồng khác để tăng hàm lượng chất hữu cơ.
Phân ủ phụ phẩm cây trồng hoặc rác sinh hoạt
Phân ủ là một loại phân hữu cơ trong đó có phế phụ phẩm cây trồng và phân gia súc
– Thành phần :
+ Phế phụ phẩm cây trồng : 2 phần
+ Phân gia súc : 1 phần.
+ Chế phẩm vi sinh vật chế biến phân ủ: 1 gói
– Phương pháp ủ: Giống như ủ phân chuồng, thời gian ủ từ 2,5 đến 3 tháng.
– Cách sử dụng: Bón cho rau 3 – 5 lần, chỉ bón khi rau đã phân giải hoàn toàn, nên trộn lẫn với đất trước khi gieo hạt hoặc trồng cây con. Nên bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây rau.
-
Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học
Là một loại phân hữu cơ được chế biến từ quá trình lên men phế phụ phẩm cây trồng và động vật nhờ vi sinh vật ở trong nước. Có thể sử dụng loại phân này để bón cho cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nhằm bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, đồng thời còn tăng lượng vi sinh vật trong đất.
– Thành phần:
+ Phân gà: 20kg.
+ Cám gạo 30kg.
+ Chế phẩm vi sinh vật 1 gói.
– Phương pháp làm khô phân hữu cơ:
+ Trộn đều phân gà với cám, sau đó cho chế phẩm VSV vào và trộn đều.
+ Đậy kín đống phân.
+ Trong 1 tuần đầu, đảo đều đống phân hàng ngày, nhớ đậy kín sau khi đảo xong.
+ Bảo quản cho đến khi khô.
+ Giữ phân khô trong bao giấy.
– Phương pháp chế biến phân hữu cơ lõng
+ Trộn đều phân khô với nước trong thùng chứa với tỉ lệ: 1kg phân khô: 20l nước. trộn thêm 1kg đường.
+ Bơm khí trong 1 tuần.
+ Pha loãng nước 20 – 40 lần và có thể bón cho nhiều loại cây.
– Phương pháp bón:
+ Bón xung quanh gốc cây.
+ Tưới vào đất.
+ Phun lên lá.
-
Phân ủ sinh hoạt (bio–compost)
Phân ủ sinh hoạt
Là một loại phân hữu cơ đã qua quá trình lên men với enzyme, giúp nâng cao độ phì đất, phân hủy các chất hữu cơ trong đất thành chất dễ tiêu, cung cấp cho cây.
– Vật liệu: Enzym 1 + đường 1 + nước 100, đổ vào trong đống phân ủ gồm các nguyên liệu:
+ Vỏ trấu 1kg.
+ Tro từ vỏ trấu 1kg.
+ Phân động vật, xơ dừa 1kg.
+ Rác 1kg.
+ Vật liệu hữu cơ: Lá cỏ, rơm rạ 1kg.
– Chế biến men nước: Rác thải 3kg + đường đỏ 1kg + nước 10l trộn lẫn với nhau và ủ lên men trong 3 tháng. Có thể đựng trong thùng nhựa và đậy kín trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nước sẽ có mầu nâu vàng và mùi chua cay. Nếu có mầu đen và mui hôi là bị hỏng.
– Chế biến phân ủ sinh học:
+ Trộn enzym, đường và nước đổ vào đống phân ủ.
+ Trải đều đống phân ủ lên mặt đất, rồi rải lên vỏ trấu hoặc rơm rạ. Tránh ánh nắng mặt trời ít nhất 5 ngày. Ngày thứ 2 và 3 kiểm tra nhiệt độ. Không đảo đống phân. Sau khoảng 20 ngày thì hoàn thành việc ủ phân.
+ Cho phân ủ sinh học vào bao và có thể bảo quản trong thời gian dài.
K – humate hữu cơ cao cấp (phân bón qua lá và qua rễ)
– Thành phần:
+ Hunmate 18%
+ N: 5%.
+ P2O5: 5%
+ K2O: 5%.
– Tác dụng:
+ Tăng cường khả năng đậu quả, kháng sâu bệnh.
+ Tăng chịu hạn úng.
+ Tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.
+ Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
– Cách sử dụng:
Hòa 1,4 nắp cho bình phun 8 – 10l nước. Phun cho các loại rau như mướp đắng, dưa chuột và ớt.
– Các chất điều hòa sinh trưởng mang tính chất đặc hiệu nên cần lưu ý sử dụng đúng loại cây và mục đích cần sử dụng.
– Dùng đúng nồng độ và lượng sử dụng đúng thời kỳ sinh trưởng của cây mới có tác dụng tốt
Ví dụ:
+ Xử lý hạt: Tăng tỉ lệ nẩy mầm, sinh trưởng nhanh, Tăng năng suất cà chua, ớt, củ cải, ngâm hạt trong 24 giờ. Sử dụng GA3: 5 – 2ppm.
+ Điều khiển giới tính: Dùng Auxin, GA3, Etylen,… để cân bằng giới tính ở cây họ bầu bí, ở dưa chuột. Sử dụng GA3 1.000ppm tại thời điểm bắt đầu 1 lá thật, duy trì giống 100% hoa cái.
+ Cà chua: TIBA nồng độ 50 – 100ppm, Anpha NAA: 50ppm.
+ Họ bầu bí: TIBA – 10ppm
+ Cà: Anpha NAA – 50ppm
Nguồn: Tài liệu kỹ thuật trồng rau an toàn