Một năm nọ nơi đây có tổ chức một bữa tiệc ăn chay lớn. Một phụ nữ hành khất dắt theo hai đứa con nhỏ và một con chó đói tới ăn xin, được cho ba xuất, chưa cho là đủ, nói: “Con chó cũng nên có phần”. Hòa thượng cho thêm một xuất, người phụ nữ lại nói: “Trong bụng tôi còn một đứa bé cũng nên có phần”. Vị hòa thượng nổi giận: “Đứa bé còn chưa sinh ra cũng đòi phần ăn, thật không biết thế nào là đủ”. Người phụ nữ bèn đáp: “Chúng sinh bình đẳng, thai nhi chẳng nhẽ không phải là người?”. Nói rồi, người phụ nữ cắt tóc, bay lên trời, xuất hiện pháp tướng Bồ Tát, hai đứa con hóa thành hai đồng tử, con chó biến thành sư tử xanh. Đến nay Ngũ Đài sơn còn có Phát tháp Văn Thù, tương truyền là nơi cất giữ tóc của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngày nay, người ta vẫn tin rằng Văn Thù Bồ Tát thường hiển linh trên núi này dưới dạng những người hành hương hay nhà sư bình thường hoặc hay xuất hiện dưới dạng các đám mây ngũ sắc.
Niệm danh hiệu Văn thù sư lợi bồ tát sẽ gặt hái được điều gì?
Trong các ghi chép của kinh điển nhà Phật, Ngài từng là thầy của vô số chư Phật. Điển hình là trong Phóng Bát Kinh, cũng nói: “Nay ta đắc đạo thành Phật, đều là nhờ ân đức của Bồ Tát Văn Thù. Vô số chư Phật cũng đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, những Phật vị lai cũng nhờ vào uy lực của Ngài mà đạt được”. Giống như những đứa trẻ trên thế gian có cha mẹ, Bồ Tát Văn Thù là cha mẹ trong đạo Phật của chúng sinh.
Bởi có trí tuệ là có tất cả, mọi thành quả tu hành đều phải dựa vào trí tuệ để đưa đường dẫn lối, phân biệt được phải trái đúng sai mà ngày 1 tiến bộ. Nếu chuyên niệm danh hiệu đức Văn thù sư lợi mỗi ngày, trí huệ sẽ được khai mở, thông minh sáng láng, biết đối nhân xử thế, lánh xa những điều tà ác, sống 1 đời an yên minh mẫn.
“Nam mô đại trí Văn Thù Sư Lợi bồ tát”