Phân loại và kể tên các loài lan rừng thường gặp

Các loại lan rừng thường gặp ở nước ta bao gồm những loại lan nào? Sống ở đâu? Có đặc điểm ra sao? Hãy cùng FlowerFarm khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

So với nhiều loại cây khác thì lan rừng lại là giống hoa được nhiều người yêu thích hơn cả, bởi nó nở hoa rất đẹp vừa tao nhã lại đủ độ sang trọng và đặc biệt là dễ chăm sóc, kể cả người chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp đều có thể trồng được.

Tuy nhiên do lan rừng có quá nhiều giống khác nhau nên thực sự sẽ rất khó với những người mới trồng loại hoa này có thể điểm mặt gọi tên từng loại. Do đó trong bài viết hôm nay, FlowerFarm sẽ giới thiệu các loại lan rừng thường gặp và đặc điểm riêng của chúng để các bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích của bản thân.

các loài lan rừng thường gặp

Phân loại các loại lan rừng và kể tên các loại lan rừng thường gặp

Dựa vào dạng thân và cách sống của cây thì các loài phong lan rừng có thể được chia thành 2 loại như sau:

các loài lan rừng thường gặp

1/ Phong lan đơn thân

Đây là loại lan thường sống bám trên các vách đá, thân phát triển vươn dài theo một trục. Và hầu hết các loại phong lan đơn thân thường có xuất xứ từ những vùng núi thấp và cao trung bình ở miền núi phía Bắc nước ta. Đặc tính của loài lan này là rất dễ trồng và dễ ra hoa.

Nếu dựa vào hình thái và đặc tính về nuôi trồng thì nhóm phong lan đơn thân này có thể nằm trong 2 dạng, đó là:

+ Lan có thân vươn dài và rễ khí

Loại lan này có thân dài, rễ lớn mọc ra từ nhiều điểm dọc theo chân và khi rễ phát triển chúng sẽ bám vào các vật cứng hoặc buông dài trong không khí.

Loại lan này thường được trồng bằng cách buộc vào gỗ treo lên hoặc buộc thân cây trong sân vườn.

Do loại lan này có rễ rất phát triển nên chúng thường ít khi được trồng trong chậu. Nếu có trồng trong chậu thì chậu cũng chỉ có ý nghĩa làm giá đỡ cho cây mà thôi, còn rễ vẫn cần được phát triển một cách tự do.

Lan có thân dài, rễ khí là một trong những nhóm lan rừng dễ trồng nhất hiện nay.

Dưới đây là các loại lan rừng thường gặp thuộc họ lan có thân dài, rễ khí:

  • Chi Lan Giáng Hương Thơm

các loài lan rừng thường gặp

Chi lan Giáng Hương Thơm còn có tên gọi khác là Quế Lan Hương. Chi lan này có thân cây mập và dài, chiều dài có thể dài lên đến 1m. Lá cây cũng dài, cánh môi khá rộng và có nhuỵ cong ra phía trước.

Cụm hoa thường rũ xuống và có chiều dài tương đương với lá. Loài lan này hay sống ở vùng núi đá và núi đá thấp.

  • Cây Lan Giáng Hương Quế Nâu

các loài lan rừng thường gặp

Chi lan này có tên gọi khác là Tam Bảo Sắc. Đặc điểm của cây là có thân dài và mập, lá mảnh khảnh và dài hơn Giáng Hương Thơm.

Hoa thường có màu vàng cam hoặc nâu nhạt, hoa mọc thành cụm và rủ xuống, xếp dày.

  • Chi Lan Van Đa

các loài lan rừng thường gặp

Chi Lan Van Đa tại Việt Nam có hơn 7 loài khác nhau. Trong đó loài này được ưa chuộng nhất bởi chúng có hoa lớn, đậm màu, có mùi thơm dễ chịu và đặc biệt dễ trồng.

  • Lan Ngọc Điểm Hải Âu

các loài lan rừng thường gặp

Loài lan này có thân ngắn, lá nhỏ và cụm hoa không rũ như những loài lan trên.

Cây mọc và phát triển tốt ở những vùng núi đất có độ cao trung bình và khí hậu nhiệt đới.

  • Chi Lan Cẩm Báo

các loài lan rừng thường gặp

Loại chi lan này có thân dài, lá ngắn và dày, hoa kết thành chùm lớn và có màu đỏ hoặc vàng rất đẹp.

Chúng thường sống ở vùng núi có độ cao thấp hoặc trung bình.

  • Chi Lan Hoàng Yến

các loài lan rừng thường gặp

Chi lan Hoàng Yến ghi nhận có 3 loại. Đặc điểm của chúng là thân ngắn với lá dày. Hoa mọc thành từng chùm đứng, hoa xếp sát với nhau với nhiều màu sắc nổi bật.

+ Lan có thân ngắn, rễ chùm

Loại lan này có thân phát triển khá ngắn và rễ mọc thành từng chùm ở gốc cây. Vì thế nên trồng loại lan này ở trong chậu để tạo giá thể che kín rễ hoặc nếu trồng bám gỗ thì cần chú ý đến giữ ẩm cho rễ cây.

Hầu hết các loại lan này đều ưa bóng nên thích hợp trồng trong môi trường văn phòng, nội thất hay không gian hẹp.

Các loại lan rừng thường gặp họ Lan thân ngắn, rễ chùm như:

  • Lan Tóc Tiên Bắc

các loài lan rừng thường gặp

Loại lan này có đặc điểm là thân ngắn, lá hình trụ nhọn và hoạ mọc cụm đứng, có màu trắng. Hoa có mùi thơm rất dễ chịu.

  • Lan Hồ Điệp

các loài lan rừng thường gặp

Thường có thân nhỏ, cụm hoa ngắn và dẹp. Lá của chúng dày theo hình bầu dục.

2/ Phong lan đa thân

Loài lan này đa phần có trục phát triển theo chiều ngang và có nhiều thân gọi là giả hành hay củ giả do chồi tạo thành.

Nếu muốn trồng phong lan đa thân làm cảnh thì các bạn nên chọn những loài thuộc họ chi Hoàng Thảo có các giả hành mọc tập trung, gọn gàng và nhiều màu sắc.

Còn đa phần những chi lan khác rất ít được nuôi trồng bởi chúng có thể cho hoa đẹp nhưng thân cây lại lòng thòng, lá mềm xấu không đẹp.

Chi lan đa thân bao gồm những nhóm cây sau đây:

+ Nhóm Lan Hoàng Thảo

Đây là một chi lan lớn nhất trong các họ nhà Lan. Số lượng loài Lan Hoàng Thảo ở Việt Nam khá lớn, tính đến nay cả nước ta ghi nhận được 107 loài Lan Hoàng Thảo, tập trung chủ yếu ở vùng núi thấp và núi cao trung bình.

Lan Hoàng Thảo thường sống bám trên cây hay vách đá, mọc thành bụi.

Rễ lan Hoàng Thảo nhỏ và tập trung nhiều ở phần gốc do đó khi nuôi trồng cần thường xuyên giữ độ ẩm cho rễ.

  • Lan Hoàng Thảo Dẹt

các loài lan rừng thường gặp

Lan Hoàng Thảo Dẹt còn được gọi là Lan Cẳng Gà hay Cây Thạch Lộc. Nhóm lan này có củ giả dẹt, lớn dần với đỉnh màu vàng óng.

Cụm hoa ngắn chỉ từ 1-3 hoa phát triển từ thân rụng lá. Loại lan này thích hợp trồng trọt để trang trí, làm cảnh ngoài ban công, sân vườn…

  • Lan Hoàng Thảo giả hạc

các loài lan rừng thường gặp

Còn có tên gọi là Phi Điệp. Cây lan Hoàng Thảo giả hạc có hình trụ, dài khoảng 1-2m. Hoa mọc đơn độc trên các đốt già rụng lá, thường có màu hồng tím hoặc tím đậm.

  • Lan Hoàng Thảo tua

các loài lan rừng thường gặp

Cây lan này có giả hành ngắn, mập và thon gọn dần ở phần gốc. Cụm hoa dài, hoa lớn và có nhiều hoa.

Loài này phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên ở độ cao trung bình.

+ Nhóm Lan Kiều

các loài lan rừng thường gặp

Loài lan này có đặc điểm là giả hành mập và ngắn, lá bẹ cũng rất ngắn và thường tập trung ở phần ngọn, chúng gần như không rụng vào mùa đông.

Hoa của nhóm lan Kiều phát triển thành chùm dài, chủ yếu ở phần đỉnh cây và có nhiều hoa lớn.

+ Các nhóm khác

Ngoài hai nhóm trên thì phong lan đa thân còn có các nhóm khác nhưng do hoa của chúng thường khá nhỏ, thân xấu và khó trồng nên không được phổ biến như 2 nhóm phong lan trên.

Tổng kết những loại hoa rừng

Tóm lại nước ta có rất nhiều loại lan rừng cả về loại lẫn màu sắc hoa và trên đây là các loại lan rừng thường gặp nhất. Tuy nhiên do hiện nay các khu rừng ngày càng bị thu hẹp dần bởi việc chặt phá vô tổ chức đã làm giảm đáng kể số lượng các loài lan rừng nên giá trị của chúng ngày càng cao hơn.

Với những chia sẻ về các loại lan rừng thường gặp trên, FlowerFarm hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những loại lan rừng giá trị trong bộ sưu tập lan của riêng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now