Hoa Đậu Biếc Có Độc Không Và Làm Thế Nào Để Sử Dụng Đúng Cách?

Trong vài năm gần đây, hoa đậu biếc đang dần nhận được nhiều sự chú ý bởi những tác dụng hữu ích mà chúng đem lại đem lại cho con người. Nhiều người quan tâm đến loại hoa này thắc mắc rằng liệu hoa đậu biếc có độc không và làm thế nào để sử dụng chúng đúng cách? Câu trả lời sẽ được đưa ra trong bài viết hôm nay của chúng tôi. 

Giải nghĩa hoa đậu biếc là gì?

Trước khi tìm hiểu hoa đậu biếc có độc không, ta phải biết hoa đậu biếc là gì. Hoa đậu biếc, hay còn được gọi là hoa đậu tím, hoa bông biếc. Đây là một loài cây thân thảo, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm, thường có màu xanh tím hoặc xanh dương sẫm.

Giải mã hoa đậu biếc có độc không
Giải mã hoa đậu biếc có độc không

Người dùng có thể trồng cây hoa đậu biếc ở ban công hoặc hàng rào quanh nhà như một loài cây trang trí vì khi nở hoa màu của chúng rất đẹp. Giá thành của hoa đậu biếc không hề rẻ khi có thể lên đến 500 nghìn đến 1 triệu VNĐ/cân. Chính vì vậy mà nó được nhiều người gọi vui là loài hoa đắt hơn cả thịt.

Liệu loài hoa đậu biếc có độc không?

Nếu để hỏi hoa đậu biếc có độc không thì câu trả lời là có. Thạc sĩ Lê Thanh Bình thuộc Đại học Dược Hà Nội đã từng nói, hoa đậu biếc có hai bộ phận có chứa chất độc và khi sử dụng cần phải chú ý là hạt và rễ của hoa.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, rễ của hoa đậu biếc có vị đắng và chát. Bộ phận này có chứa một lượng chất độc được dùng trong chế biến các loại thuốc tẩy, thuốc xổ hay các loại thuốc mỡ bôi trị côn trùng và rắn cắn. Do vậy nếu sử dụng bộ phận rễ của hoa đậu biếc này trong sinh hoạt có thể gây nên cảm giác buồn nôn.

Rễ hoa đậu biếc
Rễ hoa đậu biếc

Hạt hoa đậu biếc thì có khoảng 12% chất dầu gây ngộ độc nếu chẳng may nhai hoặc nuốt phải. Triệu chứng ngộ độc là tiêu chảy nặng và nôn mửa. Trên thực tế, Việt Nam đã ghi nhận một vài trường hợp ngộ độc do nuốt nhầm phải hạt hoa đậu biếc. Đối tượng chủ yếu của những ca ngộ độc này là trẻ em. Thạc sĩ Lê Thanh Bình cũng lưu ý các gia đình có trẻ con nên cẩn thận hơn, nhắc nhở các em không tò mò, nghịch ngợm để tránh bị ngộ độc.

Tuy có chứa hàm lượng chất độc là vậy nhưng ở vài quốc gia trên thế giới, hai bộ phận này của hoa đậu biếc vẫn được người dân sử dụng để làm thuốc. Nhưng chỉ khi được điều chế với liều lượng đúng và đủ thì thuốc mới phát huy tác dụng của mình. Các gia đình vẫn nên cẩn trọng vì hại nhiều hơn ích.

Vài tác hại xấu của hoa đậu biếc

Chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi hoa đậu biếc có độc không. Vậy chúng mang lại những tác hại xấu như thế nào?

Pha trà hoa đậu biếc bằng nước nóng quá sôi

Có nhiều ý kiến cho rằng, trà hoa đậu biếc được pha càng nóng thì lại càng ngon. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy, nước nóng quá sôi sẽ tác động đến chất lượng và mùi vị của trà. Bên cạnh đó thì nước quá nóng cũng dẫn đến những vấn đề liên quan đến thanh – thực quản, răng miệng và hệ tiêu hóa.

Trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc

Sau khi đun sôi nước, các bạn nên để nước nguội trong khoảng 10 phút. Lúc này nhiệt độ nước sẽ rơi vào khoảng 75 độ, là nhiệt độ phù hợp nhất để pha trà hoa biếc.

Sử dụng quá lượng hoa đậu biếc trong một ngày

Trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa cả caffeine, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên sử dụng quá nhiều. Nếu dùng quá liều, quá lượng sẽ khiến cơ thể người dùng rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn. 

Đặc biệt nhịp tim cũng tăng nhanh dẫn đến khó thở và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống từ 1-2 tách trà hoa đậu biếc để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Dùng hoa đậu biếc cho bà bầu và trẻ em

Người mang thai và trẻ em là hai đối tượng hàng đầu được các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không được sử dụng các thành phần làm từ cây hoa đậu biếc. Bởi lẽ bên trong hạt của chúng có chứa một hợp chất làm co bóp tử cung dữ dội có tên anthocyanin. 

Các thai phụ nên tránh dùng đến hoa đậu biếc để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Đối với trẻ em, do cơ thể vẫn còn yếu và các bộ phận chưa phát triển toàn diện nên việc sử dụng hoa đậu biếc là không phù hợp.

Quá mù quáng tin tưởng vào các phương thuốc mạng

Mạng xã hội ngày nay lan truyền rất nhiều những tin tức và thông tin y khoa không chính xác, dễ gây ảnh hưởng xấu đến một bộ phận người dùng nhẹ dạ cả tin.

Những trường hợp bệnh tiền sử không nên sử dụng hoa đậu biếc bao gồm: người chuẩn bị trải qua phẫu thuật, người bị huyết áp thấp, người có đường huyết thấp, người uống thuốc chống đông máu.

Tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược phẩm nào
Tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược phẩm nào

Trên đây, flowerfarm đã đưa ra câu trả lời chi tiết cho câu hỏi hoa đậu biếc có độc không mà quý độc giả đưa ra. Đồng thời cũng lí giải lí do vì sao và đưa ra những tác hại xấu mà hoa đậu biếc đem lại nếu sử dụng sai cách. Hi vọng sau khi đọc xong, bạn đọc đã có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now