Trong tự nhiên, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy được cây Nút áo và mỗi vùng miền đều có một tên gọi khác nhau. Thường thì, cây Nút áo sẽ được mọc ven đường hay trên sân cỏ nên chúng ta thường lầm tưởng nó chỉ là một cây cỏ bình thường. Tuy nhiên, thực sự thì mọi người không biết được loài cây này có tác dụng thần kỳ như thế nào. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người tên gọi, đặc điểm nhận dạng, thành phần hóa học và tác dụng của cây Nút áo.
Tên gọi cây Nút áo
Sau một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã đặt tên cho loại cây này lad Spilanthes acmella LMurr và nó thuộc họ Cúc. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng, người dân sẽ có loại các cách gọi tên khác nhau như Hoa cúc áo, Nụ áo vàng, Ngổ áo, Cúc áo hoa vàng, Cúc nhỏ, Cỏ thẻ, Cúc lác và Hàn phát khát.
Bởi vì cây cúc áo là loại cây liên nhiệt đới nên nó thường mọc ở các bờ sông, ven đường và nơi những tán cây rừng rậm ven bờ suối, ẩm ướt hay ở các bờ suốt ở đồng bằng có độ cao là 1.500m. Bây giờ, còn có nhiều nơi đã tự tay trồng hoa Cúc áo bàng hạt để chế biến nó thành dược liệu. Toàn thân của cây Cúc áo thường được người dân dùng để chế tạo ra dược liệu Herba seu Flos Spilanthi.
Hình dáng cây Cúc áo
Cây Cúc áo sở hữu cho mình một thân cây nhỏ và mọc thẳng đứng hoặc bò lan trên mặt đất. Từ thân, cây phân tán ra thành nhiều nhánh và nó cao khoảng 0.4 đến 0.7cm. Khác với các loại cây khác, lá của cây Cúc áo có hình trứng hoặc thon dài màu vàng, mép lá thì có răng cưu hoặc hơi gợn sóng. Phiến lá cây Cúc áo dài khoảng từ 3 đến 7cm và rộng khoảng 1 đến 3cm.
Hoa Cúc áo thường mọc thành cụm ở đầu cành và có hình nón, mép có cờ màu nhạt và dài khoảng 2 đến 3mm. Hoa của cây có màu dẹp, hình bầu dục và nhọn ở đầu. Trong tràng hoa có màu vàng và ở giữa hoa có hình ống. Quả cây Cức áo dẹp và có màu nâu nhạt, ngọn quả thì có 2 răng. Đặc biệt hoa sẽ nở vào từ tháng 1 đến 5 và trải dài về sau.
Thành phần cây Cúc áo
Mỗi bộ phận của cây Cúc áo đều chứa cho mình các thành phần hóa học bổ ích riêng. Ở tinh dầu được điều chế từ hoa và thân cây Nút áo, các nhà khoa học đã phát hiện ra được các chất như Spilanthol, Sterol và Polysaccharid không khử. Còn trong cụm hoa và toàn thân cây sẽ chứa một loại tình dầu có mùi hăng và có các thành phần chính là Spilanten.
Tác dụng của cây Cúc áo
Bởi vì chứa trong mình các thành phần hóa học đó mà cây Cúc áo có vị đắng, ít độc và tính ấm. Mặc dù, cây Cúc áo tựa như cây cỏ mọc hoang nhưng nó lại có rất công dụng. Trong ý học hiện đại, cây Cúc áo làm ức chế các hoạt động của các tế bào ưng thư tuyền tiến liệt. Khi nó tác động lên các tế bào Vero sẽ sản sinh ra các hoạt tính chống ung thư vú và ung thư phổi.
Theo như y học cổ truyền thì tác dụng của cây Cúc áo là làm giảm đau, giảm độc, tiêu thũng và tán ứ. Vì vậy, người ta thường dùng dược liệu này để trị đàu đầu, sốt rét cảm cúm, đau ở họng, ho lao, viêm phế quản và hen suyễn. Bên cạnh đó, cây Cúc áo còn cải thiện tình trạng sâu răng, đau nhức răng, tê bại hay phong thấp đau xương khớp. Đặc biệt, khi bị lở ngứa, nhọt độc, mê đay mẩn ngứa và rắn độc cắn thì chúng ta có thể dùng nó để chữa trị bên ngoài cho mình.
Trong bài viết trên của flowerfarm.vn, chúng ta có thể thấy được toàn bộ những tác dụng của cây Nút áo. Không chỉ vậy, mọi người còn có thể nhận biết được cây Nút áo bằng các đặc điểm mô tả của nó. Vì đây là một dược liệu quý cho nên chúng ta phải quan sát thật kỹ để tránh việc bỏ lỡ các phương thuốc hữu ích này của dân gian. Đặc biệt, mọi người còn có thể kết hợp cây Nút áo với các loại dược liệu khác để tạo ra các đơn thuốc chất lượng và hiệu quả hơn nhé!
“Everything is very open with a clear description of the issues. It was truly informative. Your website is very useful. Thanks for sharing!}” visit our website